• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất lập hồ sơ sức khỏe cho phụ nữ mang thai và trẻ em

(Chinhphu.vn) - Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định về việc lập hồ sơ theo dõi sức khỏe, khám sức khỏe định kỳ theo độ tuổi; chăm sóc và tư vấn sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai và trẻ em.

28/02/2017 14:58
Ảnh minh họa
Khám, chăm sóc, tư vấn cho phụ nữ mang thai 

Theo dự thảo, cơ sở y tế thực hiện khám thai và quản lý thai cho phụ nữ mang thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ (3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối) theo Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện hành của Bộ Y tế. Đồng thời, thực hiện tư vấn, hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai trong mỗi lần khám thai.

Các cơ sở lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho phụ nữ mang thai mỗi lần đến khám thai; ghi chép đầy đủ các thông tin vào hồ sơ quản lý sức khỏe cho phụ nữ mang thai đến khám.

Tư vấn nuôi dưỡng trẻ

Thực hiện khám sức khỏe cho trẻ từ 0-6 tuổi, các cơ sở y tế phải ghi chép đầy đủ thông tin vào hồ sơ quản lý sức khỏe cho trẻ khi đến khám theo hướng dẫn hiện hành; tiếp nhận và hoàn thành các thủ tục hành chính; đchiều cao, cân nặng, vòng đầu (trẻ<24 tháng) để đánh giá tình trạng dinh dưỡng; khám sức khỏe để đánh giá về phát triển tinh thần, vận động; kiểm tra lịch tiêm chủng.

Bên cạnh đó, các cơ sở thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe và nuôi dưỡng trẻ như: Hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho trẻ (theo dõi sự phát triển theo biểu đồ tăng trưởng; chăm sóc răng miệng, vệ sinh thân thể; bảo đảm môi trường an toàn cho trẻ, phòng tránh tai nạn, thương tích; hướng dẫn nhận biết các dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến khám tại cơ sở y tế); tư vấn về nuôi dưỡng trẻ; giải đáp các câu hỏi, thắc mắc của bà mẹ/người chăm sóc trẻ...

Đối với trẻ từ 7-16 tuổi, lập hồ sơ quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh theo Thông tư số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT Quy định về công tác y tế trường học.

Dự thảo nêu rõ, trạm y tế xã/phường/thị trấn và tương đương có trách nhiệm tổ chức khám, quản lý thai, chăm sóc và tư vấn cho tất cả phụ nữ mang thai cư trú trên địa bàn.

Trạm y tế xã/phường/thị trấn và tương đương có trách nhiệm tổ chức khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần; tư vấn nuôi dưỡng trẻ nhỏ lồng ghép trong các buổi tiêm chủng hoặc theo yêu cầu cho tất cả trẻ từ 0-6 tuổi cư trú trên địa bàn.

Cơ sở y tế thực hiện chuyển tuyến các trường hợp vượt quá khả năng cung cấp dịch vụ.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Lưu Thủy