Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Dự thảo nêu rõ, hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 9 của Luật Tài nguyên nước.
Trong đó, hoạt động điều tra, đánh giá tài nguyên nước quy định tại điểm a khoản 3 Điều 9 Luật Tài nguyên nước bao gồm các hoạt động chính sau đây:
1- Điều tra, đánh giá tài nguyên nước mặt; tài nguyên nước dưới đất; tìm kiếm nguồn nước dưới đất;
2- Điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước mặt, nguồn nước dưới đất;
3- Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
4- Điều tra, đánh giá khả năng chịu tải của nguồn nước mặt;
5- Xác định dòng chảy tối thiểu trên sông; ngưỡng khai thác nước dưới đất và khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất;
6- Xác định khả năng bổ sung nhân tạo nước dưới đất;
7- Điều tra, xác định danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp; xây dựng bản đồ phân vùng nguy cơ hạn hán thiếu nước.
Dự thảo nêu rõ, việc điều tra, đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nguồn nước mặt, nước dưới đất được thực hiện theo quy hoạch hoặc khi có yêu cầu thông tin, số liệu để giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn quản lý nhà nước về tài nguyên nước.
1- Điều tra, xác định khu vực xảy ra hoặc có nguy cơ xảy ra suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nước mặt;
2- Thuyết minh rõ căn cứ khoanh định khu vực xảy ra suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nước mặt;
3- Xác định vị trí các đoạn sông suy thoái, cạn kiệt, mất dòng và đánh giá tình hình suy thoái, cạn kiệt, mất dòng; Xác định vị trí các đoạn sông bị ô nhiễm, xâm nhập mặn hoặc có dấu hiệu bị ô nhiễm, xâm nhập mặn và đánh giá tình hình ô nhiễm, xâm nhập mặn;
4- Lập danh mục các đoạn sông cạn kiệt, mất dòng; các đoạn sông bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ bị ô nhiễm; các đoạn sông bị xâm nhập mặn hoặc có dấu hiệu bị xâm nhập mặn;
5- Sơ bộ xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp giảm thiểu tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, xâm nhập mặn nguồn nước mặt;
6- Lập sơ đồ vị trí, khu vực sông, đoạn sông bị suy thoái, cạn kiệt, mất dòng; ô nhiễm, xâm nhập mặn;
7- Các yêu cầu khác do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án quyết định.
1- Thuyết minh rõ căn cứ khoanh định khu vực xảy ra suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, nhiễm mặn nước dưới đất;
2- Xác định vị trí, quy mô các khu vực xảy ra suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, xâm nhập mặn nguồn nước dưới đất theo cấu trúc, phức hệ, tầng chứa nước thuộc phạm vi điều tra;
3- Khoanh định các khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và đánh giá, phân loại theo mức độ ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nước dưới đất theo cấu trúc, phức hệ, tầng chứa nước thuộc phạm vi điều tra;
4- Xác định nguyên nhân (đối tượng, vị trí, quy mô) gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, xâm nhập mặn nguồn nước dưới đất;
5- Đề xuất giải pháp giảm thiểu tình hình suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm, xâm nhập mặn nguồn nước dưới đất;
6- Lập danh mục khu vực, các tầng chứa nước xảy ra suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và nhiễm mặn nước dưới đất;
7- Bản đồ phân vùng, khu vực ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, xâm nhập mặn nước dưới đất;
8- Các yêu cầu khác do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án, dự án quyết định.
1- Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt cho các mục đích sử dụng nước trên sông, lưu vực sông và đơn vị hành chính;
2- Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt theo các loại hình công trình, theo quy mô trên sông, lưu vực sông và đơn vị hành chính;
3- Đánh giá khả năng đáp ứng các yêu cầu về số lượng, chất lượng của nguồn nước mặt theo thời gian trong năm cho từng mục đích sử dụng nước trên sông, lưu vực sông và đơn vị hành chính;
4- Đánh giá tình hình quản lý và hiệu quả khai thác, sử dụng nước mặt; những bất cập trong hiện trạng khai thác, sử dụng nước mặt;
5- Đề xuất giải pháp để khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước mặt;
6- Xây dựng bản đồ hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt;
7- Các yêu cầu khác do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án, dự án quyết định.
1- Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất theo mục đích sử dụng nước, quy mô và loại hình công trình;
2- Sơ bộ đánh giá khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng của nước dưới đất cho từng mục đích sử dụng;
3- Đánh giá tình hình quản lý và hiệu quả khai thác, sử dụng nước dưới đất; những bất cập trong hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất;
4- Đề xuất giải pháp để khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước dưới đất;
5- Xây dựng bản đồ hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất;
6- Các yêu cầu khác do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án, dự án quyết định.
1- Xác định được đối tượng điều tra; phương án, lộ trình và kết quả điều tra xả nước thải vào nguồn nước;
2- Đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước sông, suối theo các loại hình xả nước thải; mức độ thu gom và xử lý nước thải tương ứng với các loại hình nước thải;
3- Đánh giá tình hình quản lý và hiệu quả xử lý nước thải trước khi đổ vào nguồn nước; đánh giá sự bất cập trong hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước;
4- Đề xuất các biện pháp quản lý xả nước thải vào nguồn nước;
5- Xây dựng bản đồ hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước theo quy định kỹ thuật về lập bản đồ hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước;
6- Các yêu cầu khác do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án, dự án quyết định.
Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.
Tuệ Văn