• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất sửa đổi quy định xử phạt VPHC lĩnh vực đê điều

(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống thiên tai; khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực đê điều.

03/08/2016 17:03

Ảnh minh họa

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trên cơ sở tổng kết tình hình thực hiện Nghị định 139/2013/NĐ-CP, rà soát đánh giá các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đê điều, Bộ đề xuất sửa đổi, bổ sung hành vi vi phạm trong lĩnh vực đê điều.

Cụ thể, Bộ đề xuất bổ sung hành vi đào, cuốc, xới, rẫy cỏ, gieo trồng các loại cây hoa màu, cây lâu năm trên đê; trồng cây lâu năm trong hành lang bảo vệ đê; đào, bạt, xẻ mặt đê, mái đê, chân đê; chiếm dụng, sử dụng, di chuyển trái phép hoặc làm hư hỏng công trình phụ trợ đê điều. Bên cạnh đó, Bộ đề xuất điều chỉnh các nhóm hành vi vi phạm các quy định tại Điều 7 của Luật đê điều; vi phạm quy định về xây dựng nhà, công trình tại bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng; vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 27 của Luật đê điều về mở rộng diện tích mặt bằng xây dựng khi sửa chữa cải tạo công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông; vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 28 Luật đê điều về xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều; vi phạm quy định trong giấy phép, văn bản chấp thuận cho các hoạt động liên quan đến đê điều; vi phạm quy định trong việc huy động nguồn lực để hộ đê, cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều.

Cụ thể, theo dự thảo, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi cuốc, xới, rẫy cỏ trên mái đê.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê với số lượng dưới 10 cây; đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông với khối lượng dưới 1 m3; để vật liệu xây dựng trên đê với khối lượng dưới 1 m3; chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép đất, đá, cát, sỏi thuộc vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão với khối lượng dưới 1 m3; gieo trồng các loại cây hoa màu, cây lâu năm trên đê; trồng cây lâu năm trong hành lang bảo vệ đê.

Phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Phá hoại cây chắn sóng bảo vệ đê với số lượng từ 10 cây trở lên; đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông với khối lượng từ 1 m3 đến dưới 5 m3; để vật liệu xây dựng trên đê với khối lượng từ 1 m3 trở lên; chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép đất, đá, cát, sỏi thuộc vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão với khối lượng từ 1 m3 trở lên; để vật liệu ở lòng sông, bãi sông gây cản trở dòng chảy và thoát lũ với khối lượng dưới 10 m3; đào, bạt, xẻ mặt đê, mái đê và chân đê.

Phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông với khối lượng từ 5 m3 trở lên; để vật liệu ở lòng sông, bãi sông gây cản trở dòng chảy và thoát lũ với khối lượng từ 10 m3 trở lên; đào ao, giếng trong phạm vi bảo vệ đê điều; sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; dử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa; chiếm dụng, sử dụng, di chuyển trái phép hoặc làm hư hỏng công trình phụ trợ đê điều.

Gây nổ làm nguy hại thân đê phạt 100 triệu đồng

Bộ cũng đề xuất phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng đối với hành vi vận hành trái quy chuẩn kỹ thuật đối với công trình phân lũ, làm chậm lũ, cống qua đê, công trình tràn sự cố, cửa khẩu qua đê, trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều.

Phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Xây dựng công trình, nhà ở trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ công trình phục vụ phòng, chống lũ, lụt, bão, công trình phụ trợ và công trình đặc biệt; khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản trong phạm vi bảo vệ đê điều.

Phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng đối với hành vi gây nổ làm nguy hại đến thân đê, trừ trường hợp khẩn cấp được người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 34 Luật đê điều quyết định nổ, phá nhằm phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang lấy ý kiến góp ý dự thảo này trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Tuệ Văn