• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất tăng bậc lương cho người trực tiếp sản xuất, kinh doanh ngành nặng nhọc

(Chinhphu.vn) - Đó là quy định được nêu trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 25/2011/TT-BLĐTBXH hướng dẫn xếp lương đối với người tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề làm việc trong các doanh nghiệp. Dự thảo này do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng.

04/04/2012 14:34

Ảnh minh họa

Cụ thể, tại Thông tư 25/2011/TT-BLĐTBXH quy định người tốt nghiệp cao đẳng nghề làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo các ngành, nhóm ngành của các thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc thì xếp vào bậc 3 của ngành, nhóm ngành thuộc thang lương tương ứng.

Dự thảo này đề xuất sửa đổi quy định trên theo hướng chia thành 2 nhóm. Cụ thể, người tốt nghiệp cao đẳng nghề làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành, nhóm ngành: luyện kim, hóa chất, địa chất, đo đạc cơ bản; khai thác mỏ lộ thiên; khai thác mỏ hầm lò và dầu khí thì xếp vào bậc 4 trong thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc của ngành, nhóm ngành tương ứng.

Nếu làm việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành, nhóm ngành còn lại thì xếp vào bậc 3 trong thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc của ngành, nhóm ngành tương ứng.

Như vậy, đối với người làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuộc một số ngành lao động nặng nhọc, dự thảo đề xuất tăng 1 bậc lương, từ bậc 3 lên bậc 4.

Tương tự, đối với người tốt nghiệp trung cấp nghề, dự thảo sửa đổi, bổ sung như sau: Làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh thuộc các ngành, nhóm ngành: luyện kim, hóa chất, địa chất, đo đạc cơ bản; khai thác mỏ lộ thiên; khai thác mỏ hầm lò và dầu khí thì xếp vào bậc 3 trong thang lương 7 bậc hoặc thang lương 6 bậc của ngành, nhóm ngành tương ứng.

Còn đối với người tốt nghiệp trung cấp nghề làm công việc của công nhân, nhân viên trực tiếp sản xuất, kinh doanh của các ngành, nhóm ngành còn lại thì xếp vào bậc 2 của ngành, nhóm ngành thuộc thang lương tương ứng.

Trần Mạnh