• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất thí điểm liên thông thủ tục cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

(Chinhphu.vn) - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thí điểm liên thông ưu tiên tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và cấp phiếu lý lịch tư pháp.

18/02/2025 17:58
Đề xuất thí điểm liên thông thủ tục cấp giấy phép cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam- Ảnh 1.

Thí điểm liên thông ưu tiên tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và cấp phiếu lý lịch tư pháp

Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ngày 28/02/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 206/QĐ- TTg về việc phê duyệt danh mục nhóm dịch vụ công trực tuyến liên thông ưu tiên tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp trên cổng dịch vụ công quốc gia năm 2024.

Tuy nhiên, do sự khác biệt trong quy định pháp luật của hai thủ tục hành chính về đối tượng thực hiện thủ tục hành chính, hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính, thẩm quyền nơi cấp và trả kết quả thủ tục hành chính nên việc liên thông hai thủ tục hành chính gặp nhiều khó khăn. 

Nguyên nhân chủ yếu do hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp thực hiện theo Luật lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn quy định cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp và hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động thực hiện theo Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn quy định người sử dụng lao động thực hiện thủ tục hành chính đề nghị cấp giấy phép lao động nên chưa có sự kết nối các thủ tục hành chính với nhau do khác đối tượng thực hiện thủ tục hành chính. 

Để khắc phục các nhược điểm trên và liên thông hai thủ mà không cần sửa quy định của pháp luật, thực hiện liên thông thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp và cấp giấy phép lao động thì không cần sửa đổi các quy định của pháp luật và có thể thực hiện trên môi trường mạng mà không cần có cơ sở dữ liệu định danh và xác thực điện tử của người nước ngoài.

Triển khai thực hiện liên thông thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp và cấp giấy phép lao động không cần sửa đổi các quy định của pháp luật được nhanh chóng, kịp thời đảm bảo việc liên thông hai thủ tục hành chính sớm được triển khai, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất thí điểm liên thông ưu tiên tái cấu trúc quy trình, tích hợp, cung cấp thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và cấp phiếu lý lịch tư pháp tại 3 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu đại diện cho 03 miền Bắc - Trung - Nam.

Đơn giản hoá thủ tục hành chính khi thực hiện tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, mục đích xây dựng dự thảo nhằm thể chế hoá chủ trương, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 206/QĐ-TTg để thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong bối cảnh mới.

Tạo điều kiện thông thoáng, thuận lợi, phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn tình hình Việt Nam, đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, cũng như nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Việt Nam thời gian tới. 

Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được đơn giản hoá các thủ tục hành chính khi thực hiện tuyển dụng được lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và cấp phiếu lý lịch tư pháp

Dự thảo nêu rõ trình tự, thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và cấp phiếu lý lịch tư pháp:

Người sử dụng lao động nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động và hồ sơ đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp kèm theo bản điện tử đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi dự kiến làm việc. 

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động và hồ sơ đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp và gửi Phiếu hẹn trả kết quả hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động và hồ sơ đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người sử dụng lao động. Thời gian hẹn trả kết quả là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. 

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp đến Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Quyết định này và hồ sơ quy định. 

Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia sau khi nhận được hồ sơ đề nghị cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua hình thức trực tuyến tiến hành thểm định hồ sơ và kết quả bản điện tử sẽ được gửi về Kho quản lý dữ liệu điện tử của cá nhân và địa chỉ thư điện tử đã đăng ký. 

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội hoàn thiện và thẩm định hồ sơ cấp giấy phép lao động và trả kết quả giấy phép lao động và bản điện tử lý lịch tư pháp cho người sử dụng lao động.

Thực hiện thí điểm tại 3 tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Thừa Thiên Huế và Bà Rịa - Vũng Tàu. Thời hạn thí điểm là 1 năm kể từ ngày ban hành Quyết định.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Hiển