• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất trao đổi người học và hợp tác trong đào tạo đại học từ xa

(Chinhphu.vn) - Cơ sở đào tạo từ xa trình độ đại học được trao đổi người học với cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài theo một số yêu cầu quy định.

08/11/2022 16:15
Đề xuất trao đổi người học và hợp tác trong đào tạo đại học từ xa  - Ảnh 1.

Trao đổi người học và hợp tác trong đào tạo đại học từ xa

Đây là đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại dự thảo Thông tư ban hành Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học. Dự thảo quy định rõ về trao đổi người học và hợp tác trong đào tạo từ xa.

Theo đó, cơ sở đào tạo được trao đổi người học với cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài theo yêu cầu sau:

Cơ sở đào tạo trong nước phải được phép đào tạo cùng ngành đào tạo trình độ đại học;

Cơ sở đào tạo ở nước ngoài phải là cơ sở giáo dục đại học, được cơ quan có thẩm quyền về giáo dục nước sở tại công nhận về chất lượng cho phép đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp thuộc nhóm ngành tương ứng.

Nguyên tắc thực hiện trao đổi người học là: Hai cơ sở đào tạo đã ký kết thỏa thuận hợp tác trao đổi người học; số lượng tín chỉ người học theo học ở cơ sở đào tạo đã ký thỏa thuận hợp tác trao đổi người học được công nhận không quá 25% tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo người học đang theo học.

Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết về điều kiện, quy trình thực hiện trao đổi người học; công nhận tín chỉ người học đã tích lũy khi thực hiện chương trình đào tạo ở cơ sở đào tạo phối hợp và công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.

Công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp

Theo dự thảo, người học được xét và công nhận tốt nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

a) Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;

b) Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;

c) Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

Người học đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm người học đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.

Hạng tốt nghiệp được xác định theo quy định của quy chế đào tạo trình độ đại học đối với hình thức chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Người học đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục Quốc phòng và An ninh và/hoặc Giáo dục thể chất và/hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi hết thời gian học tập được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.

Người học không tốt nghiệp được cấp chứng nhận về các học phần đã tích luỹ trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Lan Phương