• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đề xuất xây dựng hệ thống dữ liệu hồ sơ việc làm điện tử

(Chinhphu.vn) – Quản lý lao động là vấn đề quan trọng, không chỉ giúp cơ quan quản lý nhà nước về lao động nắm chắc tình hình thị trường lao động, tình hình sử dụng lao động, dịch chuyển lao động.... mà còn làm cơ sở cho việc dự báo thông tin thị trường lao động phục vụ việc hoạch định chính sách việc làm, thị trường lao động.

07/05/2012 15:39

Cả nước còn gần 40 triệu lao động thuộc khu vực phi chính thức, chưa được quản lý. Ảnh minh họa

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, vấn đề quản lý lao động đã được đề cập trong Bộ luật Lao động năm 1994 thông qua công cụ quản lý là Sổ lao động. Tuy nhiên, Sổ lao động chỉ áp dụng đối với lao động có quan hệ lao động.

Trong khi đó, hiện cả nước có gần 40 triệu lao động thuộc khu vực phi chính thức (không có quan hệ lao động), chiếm 85,8% tổng số lao động có việc làm của lực lượng lao động.

Lực lượng này phần lớn là lao động thời vụ, họ bị “bỏ quên” và không nhận được những hỗ trợ pháp lý cần thiết. Cũng như không được hưởng các chế độ, phúc lợi xã hội dành cho người lao động. Họ còn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như: bị lạm dụng, lừa gạt; khó khăn về nhà ở; nguy cơ dễ bị tiêm nhiễm các tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, cờ bạc; khó khăn trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục...

Theo Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, trong bối cảnh hiện nay, cần thiết phải có các quy định, biện pháp để quản lý toàn bộ lực lượng lao động (nắm được tình trạng lao động – việc làm của toàn bộ lực lượng lao động, dịch chuyển lao động....).

Thiết lập cho mỗi người 1 hồ sơ lao động điện tử

Vì vậy, trong dự thảo Luật Việc làm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất hình thành dữ liệu hồ sơ việc làm điện tử của người lao động, mục đích nhằm quản lý toàn bộ lực lượng lao động, việc làm của người lao động cả trong khu vực chính thức và phi chính thức. 

Có đầy đủ cơ sở dữ liệu cơ bản, chính xác của người lao động về thực trạng lao động, việc làm, thất nghiệp và biến động qua từng thời kỳ, địa bàn, làm cơ sở hoạch định chính sách việc làm và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của cung, cầu lao động.

Theo dự thảo Luật, hàng năm, UBND cấp xã phải thông báo công dân đủ 15 tuổi thường trú (cư trú) tại địa bàn mình quản lý về việc đăng ký thông tin lao động ban đầu.

Công dân đủ 15 tuổi phải đến UBND cấp xã đăng ký thông tin lao động, tình trạng việc làm của bản thân.

UBND cấp xã cập nhật thông tin của người lao động vào hệ thống thông tin thị trường lao động theo hướng dẫn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Nội dung đăng ký thông tin lao động gồm: 1. Họ tên, ngày tháng năm sinh; 2. Nơi thường trú (cư trú); 3. Số chứng minh thư nhân dân; 4. Trình độ học vấn; 5. Trình độ chuyên môn kỹ thuật; 6. Tình trạng việc làm; 7. Địa điểm làm việc.

Khi có thay đổi một trong  các nội dung liên quan đến trình độ chuyên môn kỹ thuật;  tình trạng việc làm hay địa điểm làm việc thì người lao động phải bổ sung thông tin lao động trực tiếp tại UBND cấp xã nơi cư trú hoặc tổ chức dịch vụ việc làm công, hoặc thông qua hệ thống thông tin thị trường lao động.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, những người đăng ký lao động sẽ được cấp một mã số lao động (mã số lao động sẽ dần được áp dụng công nghệ thông tin gắn với số chứng minh thư nhân dân, cơ sở dữ liệu thị trường lao động). Trên cơ sở đăng ký lao động, cơ quan quản lý nhà nước về lao động sẽ thiết lập cho mỗi người lao động 1 hồ sơ lao động điện tử để quản lý cũng như giúp người lao động sử dụng các thông tin về tình trạng lao động – việc làm.

Người lao động khi tham gia tuyển dụng phải có mã số lao động

Bên cạnh đó, để ràng buộc yêu cầu người lao động phải đăng ký lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, quy định này sẽ được thiết kế liên kết với một số quy định khác như: Đối với lao động có quan hệ lao động “làm công ăn lương”, mã số lao động là yêu cầu bắt buộc đối với người lao động khi tham gia tuyển dụng lao động và là cơ sở để thiết lập hồ sơ tham gia bảo hiểm việc làm, chi trả trợ cấp thất nghiệp.

Bên cạnh đó, người lao động và người sử dụng lao động đều phải đăng ký, khai báo khi ký kết hoặc chấm dứt hợp đồng lao động. Thông qua việc đăng ký cho biết được thực trạng việc quản lý và sử dụng lao động.

Đối với lao động tự làm, để quản lý được chính xác con số này sẽ được kết nối thông tin từ mã số lao động với cơ sở dữ liệu thị trường lao động. Đồng thời sẽ mở rộng đối tượng của bảo hiểm việc làm để vừa đảm bảo quyền lợi và quản lý được người lao động.

Bắt buộc người lao động phải đăng ký việc làm tự làm với UBND cấp xã. Ví dụ như: để tham gia Chương trình việc công thì người lao động phải đăng ký và có mã số lao động trước đó. Căn cứ vào việc khai báo việc làm sẽ xác định được thiếu việc làm của người lao động, từ đó hỗ trợ bằng Chương trình việc làm công, chính sách bảo hiểm việc làm.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý.

Trần Mạnh