• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Địa phương cần quản lý chặt các cơ sở sản xuất giống cá tra

(Chinhphu.vn) - Hôm nay (11/10), Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị "Bàn giải pháp phát triển giống cá tra ứng phó biến đổi khí hậu, rào cản thương mại quốc tế".

11/10/2024 19:44
Địa phương cần quản lý chặt các cơ sở sản xuất giống cá tra- Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến

Theo Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT, cả nước có 1.920 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá tra, trong đó có 2 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống bố mẹ. Có 76 cơ sở sản xuất giống thương phẩm, 1.842 cơ sở ương dưỡng cá tra giống (từ cá bột lên cá giống).

Cả nước có 2 cơ sở sản xuất giống cá tra bố mẹ được Bộ NN&PTNT cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ và hàng năm được kiểm tra duy trì theo quy định, công suất sản xuất cá bố mẹ một năm đạt trên 30.000 con cá bố mẹ, đáp ứng nhu cầu cho phục vụ sản xuất giống nuôi thương phẩm.

Ông Dương Nghĩa Quốc, Chủ tịch Hiệp hội cá tra Việt Nam, cho biết: "Hiện số lượng giống cá tra bố mẹ tại ĐBSCL có khoảng trên 240.000 con sẵn sàng tham gia sinh sản. Trong đó, 184.000 con được tuyển chọn từ cá nuôi thương phẩm, có 40.000 con là đàn cá tra chất lượng cao do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II chuyển giao từ nguồn Chương trình giống 2016- 2020 đã sinh sản và 20.000 con tham gia sinh sản lần đầu.

Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT cho biết: Để con cá tra đạt chất lượng theo tiêu chuẩn của thị trường xuất khẩu, khâu đầu tiên yêu cầu phải có nguồn giống sạch bệnh, đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ông Luân thông tin thêm, hiện nay có 97/1.842 cơ sở ương dưỡng cá tra giống được cấp giấy chứng nhận, hết tháng 9/2024 thực hiện kiểm tra duy trì được 81/97 cơ sở. Có 61/76 cơ sở sản xuất cá tra bột, 97/1.842 cơ sở ương dưỡng cá tra đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

Năm 2023 và 9 tháng đầu năm 2024, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn như giá nhiên liệu, giá vật tư, thức ăn tăng. Suy thoái kinh tế khiến nhu cầu tiêu dùng sụt giảm tại nhiều nước xuất khẩu dẫn đến giá bán cá tra nguyên liệu giảm, gây khó khăn cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Ủy ban châu Âu tiếp tục giữ khuyến cáo về sử dụng HCG (Human Chorionic Gonadotropin - để thúc đẩy cá sinh sản), nhiều quốc gia yêu cầu tiêu chuẩn ngày càng khắt khe đối với sản phẩm thủy sản nhập khẩu.

Tuy nhiên, Bộ NN&PTNT cùng các địa phương đã tích cực hỗ trợ nên liên kết sản xuất, tiêu thụ cá tra vẫn đạt được một số kết quả tốt. Tính đến nay diện tích cá tra nuôi đạt 4.241ha, với sản lượng ước đạt tên 1,2 triệu tấn.

Giá cá tra nguyên liệu loại 1 dao động trong khoảng 27.000-28.000 đồng/kg, tăng khoảng 500-1000 đồng/kg so với tháng 8 và cao hơn khoảng 500 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2023. Giá cá tra giống loại 30 con/kg giá 26.000 đồng/kg, tăng khoảng 4.000-5.000 đồng/kg so với cùng kỳ tháng 8/2024 và thấp hơn khoảng 5.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm 2023.

Về kim ngạch xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm đạt 1,5 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu cá tra chủ lực sang các thị trường chính gồm Trung Quốc, Mỹ, EU, Brazil…

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, để có con cá tra da trơn hoàn hảo đạt chất lượng sạch bệnh từ ao nuôi đến xuất khẩu, trước nhất Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương quản lý chặt các cơ sở sản xuất giống cá tra. Các cơ sở sản xuất giống cá tra trên địa bàn nào đủ điều kiện thì cơ quan cấp giấy chứng nhận, nếu cơ sở nào không đủ điều kiện thì tuyệt đối không cấp giấy phép và có biện pháp xử lý nghiêm.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, cần phải đầu tư cơ sở hạ tầng một cách bài bản cho các vùng ương nuôi cá giống và cá nuôi thương phẩm. Bên cạnh đó, tăng cường thực hiện tốt Đề án cá tra 3 cấp vùng ĐBSCL phải đồng bộ, hiệu quả nhằm đáp ứng đủ nhu cầu con giống chất lượng cao ổn định cung - cầu về sản xuất giống, có thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, huy động các thành phần kinh tế tham gia chuỗi. Từ đó góp phần phát triển ngành hàng cá tra theo hướng bền vững đáp ứng các yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

Đỗ Hương