• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

"Điểm danh" lực lượng tại Liên hoan Cải lương toàn quốc

(Chinhphu.vn) – Đây là mong muốn của Ban Tổ chức Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 nhằm tạo “sức bật” mới với nhiều thay đổi, hứa hẹn mang đến sự công bằng, và hướng đến việc phát triển nghệ thuật cải lương.

30/08/2018 12:22
Vở cải lương "Linh khí trời Nam" của Nhà hát Cải lương Việt Nam.

Cục Nghệ thuật biểu diễn đã chính thức loại bỏ hai chữ “chuyên nghiệp” gây phân biệt giữa đơn vị công lập và ngoài công lập, mở rộng phạm vi đối tượng, để tạo điều kiện cho các đơn vị tham gia được đông đảo.

Cụ thể, các đơn vị nghệ thuật Cải lương chuyên nghiệp công lập và ngoài công lập có tư cách pháp nhân, có thời gian hoạt động nghệ thuật Cải lương liên tục từ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm liên hoan là đủ điều kiện tham gia. Mỗi đơn vị được tham gia 1 vở diễn, đơn vị có nhiều đoàn biểu diễn sẽ được tham gia số lượng vở tương ứng với số đoàn.

Trong đó, nhiều vở diễn của các đoàn ngoài công lập gây chú ý lớn với công chúng với sự đầu tư về tài chính, nội dung và hình thức như “Rạng ngọc Côn Sơn” của Công ty TNHH dịch vụ giải trí Kim Tử Long, “Thái hậu Dương Vân Nga” của Sân khấu Lê Hoàng, “Tổ quốc nơi cuối con đường” của Nhà hát Thế giới trẻ (Trường ĐH Sân khấu-Điện ảnh TPHCM)…

Các đoàn biểu diễn sẽ thi tại sân khấu của mình mà không cần biểu diễn dự thi tại địa diểm của đơn vị đăng cai. Điều này sẽ giúp các đoàn nghệ thuật ngoài công lập an tâm hơn, bởi giảm áp lực kinh phí khi đến với sân chơi lớn này.

Về lo ngại tiêu cực khiến các vở diễn không xứng tầm được trao giải, hay việc một đạo diễn có nhiều vở tham dự liên hoan, ông Trần Hướng Dương - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn khẳng định sẽ không để liên hoan “nhuốm màu tiêu cực". Các nghệ sĩ tham gia trong các khâu sáng tạo vở diễn như chỉ đạo nghệ thuật, trưởng đơn vị nghệ thuật, họa sĩ thiết kế, nhạc sĩ sáng tác âm nhạc, đạo diễn dàn dựng, diễn viên… sẽ không được ngồi ghế giám khảo để đảm bảo sự công bằng, khách quan khi chấm giải, đồng thời tạo dựng một sân chơi đúng nghĩa dành cho những nghệ sĩ cải lương trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, Ban Tổ chức liên hoan xây dựng một chương trình nghệ thuật với chủ đề “Danh tài hội tụ” quy tụ sự tham gia biểu diễn của các thế hệ nghệ sĩ cải lương được khán giả yêu mến vào đêm bế mạc trao giải.

Diễn ra trong bối cảnh nghệ thuật Cải lương đang đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức, Ban tổ chức Liên hoan đã và đang không ngừng cố gắng đổi mới công tác tổ chức để đem đến sân chơi nghệ thuật chất lượng cho các nghệ sĩ và công chúng yêu mến nghệ thuật cải lương.

Với sự tham gia của 25 đoàn, Nhà hát cùng 32 vở diễn (trong đó có 8 vở của các đơn vị ngoài công lập) đăng ký tham gia, Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 cũng là dịp để nhìn lại đội ngũ diễn viên, những vấn đề liên quan đến kịch bản, vở diễn, lực lượng cải lương trong giai đoạn hiện nay.

Cải lương sau thời gian phát triển rực rỡ ở miền Nam, rồi phát triển ra miền Bắc thì bắt đầu chựng lại từ những năm 1989-1990. Sự trầm lắng của môn nghệ thuật này kéo dài cho đến nay khi thiếu vắng những kịch bản mới – hay và phải cạnh tranh với nhiều môn nghệ thuật khác.

Thực tế là dù cải lương đang gặp khó khăn nhưng vẫn có một lượng khán giả riêng, cả những khán giả trẻ chứ không riêng lớp khán giả lớn tuổi. 

Những vở diễn tham gia Liên hoan là những vở được dàn dựng từ năm 2014 đến nay và những vở được phục dựng với ê - kíp sáng tạo mới nhưng chưa tham gia các cuộc thi, Liên hoan nghệ thuật chuyên nghiệp do Bộ VHTTDL; Bộ Quốc phòng; Bộ Công an tổ chức, không sử dụng kịch bản nước ngoài. Vở diễn tham gia có thời lượng từ 90 phút trở lên.

Bộ VHTT&DL sẽ trao Huy chương Vàng, Huy chương Bạc cho các vở diễn có chất lượng nội dung, nghệ thuật cao; Huy chương Vàng, Huy chương Bạc cho cá nhân nghệ sĩ biểu diễn (diễn viên tham gia nhiều vai diễn trong Liên hoan đều đạt khung điểm xét giải thì chỉ được nhận 1 giải thưởng cao nhất); Giải thưởng Xuất sắc nhất cho 1 tác giả, 1 đạo diễn, 1 nhạc sĩ, 1 họa sĩ có những sáng tạo xuất sắc trong các vở diễn tham dự Liên hoan và 1 giải thưởng Xuất sắc nhất cho 1 đạo diễn trẻ không quá 35 tuổi (tính đến ngày 31/12/2018).

MK