• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ

(Chinhphu.vn) – Bộ GD&ĐT cho biết sẽ trình Chính phủ ban hành Đề án Dạy và học ngoại ngữ giai đoạn 2017-2025 trên cơ sở điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020) để phù hợp hơn với yêu cầu và tình hình thực tế.

22/08/2017 17:40

Ảnh minh họa

Đề án ngoại ngữ 2020, khó đạt mục tiêu?

Sau hơn 8 năm thực hiện, Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 chưa đạt hiệu quả và được dự đoán khó thành công do mục tiêu ban đầu xa rời thực tế.

Đề án hướng tới đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo.

Với mục tiêu đến năm 2020, đa số thanh niên Việt Nam tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin trong giao tiếp, học tập, làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hóa.

Tuy nhiên, mặc dù đã đi qua hơn nửa chặng đường với chi phí khoảng 5.400 tỷ đồng, nhưng Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 nhưng chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng.

Hiện nay, đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đang thiếu trầm trọng, trình độ yếu. Năm 2016, chỉ 33% giáo viên cấp THCS và 26% giáo viên THPT đạt chuẩn. Tại một số địa phương như Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Lào Cai, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, tỷ lệ này thấp hơn nhiều.

Bên cạnh đó, cả nước mới có khoảng 1,6 triệu học sinh lớp 3, 4, 5 trên tổng số gần 7,8 triệu học sinh được học tiếng Anh 4 tiết/tuần. Trong khi đó, mục tiêu đặt ra là đến năm 2020, 100% học sinh lớp 3 học chương trình tiếng Anh 10 năm và tiến tới phổ cập tiếng Anh tại các trường phổ thông vào năm 2025.

Đặc biệt, kết quả thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp và THPT quốc gia những năm gần đây một lần nữa chứng minh việc "phổ cập tiếng Anh trong trường phổ thông các cấp" vào năm 2025 như đề án đặt ra là khó thực hiện.

Cụ thể, năm 2015, phổ điểm môn ngoại ngữ tập trung ở 2,5 đến 3 điểm, hơn 70% thí sinh đạt điểm dưới trung bình. Năm 2016, gần 90% thí sinh đạt điểm ngoại ngữ dưới trung bình. Còn tại kỳ thi THPT năm 2017, số thí sinh có điểm dưới trung bình chiếm đến 68,38%

Theo một số chuyên gia giáo dục, mục tiêu quá cao so với thực tế là nguyên nhân khiến đề án hoạt động không hiệu quả.

"Mục tiêu của dự án rất lý tưởng. Nếu thực hiện được, đây sẽ là sự bứt phá ngoạn mục của ngành giáo dục và đem lại hạnh phúc lớn lao cho học sinh, sinh viên nước ta", GS. Nguyễn Lân Dũng khẳng định.

Tuy nhiên, ông cho rằng với tình trạng giáo viên tiếng Anh vừa thiếu, vừa chưa đạt chuẩn là chủ yếu mà yêu cầu “có đủ năng lực ngoại ngữ sử dụng độc lập, tự tin giao tiếp, học tập làm việc trong môi trường hội nhập, đa ngôn ngữ, đa văn hoá, biến ngoại ngữ thành thế mạnh của người dân Việt Nam” thì không thực tế.

GS. Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (nay là ĐH Hà Nội) nhận định, việc đưa người dân từ trình độ ngoại ngữ còn thấp lên đến mức sử dụng thông thạo, hiệu quả chỉ trong 10 năm là điều không thể.

Vì vậy, trong báo cáo của Hội nghị tổng kết năm học 2016 - 2017 và đề ra phương hướng nhiệm vụ 2017 - 2018, được tổ chức ngày 21/8, Bộ GD&ĐT cũng nhận định việc triển khai chương trình ngoại ngữ mới ở giáo dục phổ thông còn lúng túng, số lượng học sinh được học theo chương trình ngoại ngữ mới còn thấp so với mục tiêu của giai đoạn.

Hoàn thiện dự thảo điều chỉnh Đề án ngoại ngữ 2020

Cũng tại hội nghị này, Bộ GD&ĐT cho biết đã đánh giá, xem xét tình hình triển khai thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2016; trên cơ sở đó, hoàn thiện dự thảo Đề án điều chỉnh, bổ sung giai đoạn 2017 - 2025 phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế.

Bộ đã giao 10 đơn vị nòng cốt về đào tạo giáo viên ngoại ngữ phối hợp với các sở giáo dục và đào tạo triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ các cấp phổ thông với tổng số chỉ tiêu bồi dưỡng là 5.940 giáo viên; xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên, giảng viên tiếng Anh theo Khung năng lực giáo viên tiếng Anh ETCF.

Bên cạnh đó, Bộ tiếp tục xây dựng các định dạng đề thi, ngân hàng câu hỏi thi, đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo các định dạng đề thi đánh giá năng lực tiếng Anh của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Việc đầu tư trang thiết bị đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy và học ngoại ngữ tại một số trường đại học, hệ thống trang thiết bị đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng giáo viên, giảng viên ngoại ngữ trực tuyến; phát triển mô hình cộng đồng học tập ngoại ngữ tại các đơn vị, đặc biệt là đối với các trường trung cấp, cao đẳng, đại học… cũng được chú trọng thực hiện.

Thu Hà (Tổng hợp)