• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều chỉnh Dự án “Đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1"

(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 1730/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án “Đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1” sử dụng vốn vay ODA của Hàn Quốc.

29/12/2023 15:00
Điều chỉnh Dự án “Đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1"- Ảnh 1.

Điều chỉnh Dự án “Đầu tư xây dựng công trình đường cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh giai đoạn 1" (Ảnh minh họa).

Cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh dài khoảng 26,6 km

Theo phê duyệt, chiều dài Dự án dự kiến khoảng 26,6 km, điểm đầu kết nối với tuyến N2 tại khu vực thị trấn Mỹ An (Đồng Tháp), điểm cuối kết nối với nút giao An Bình thuộc Dự án Kết nối khu vực trung tâm đồng bằng Mê Kông.

Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 6.209,77 tỷ đồng. Cơ cấu nguồn vốn dự kiến:

- Vốn vay ODA của EDCF khoảng 4.462,47 tỷ đồng (tương đương 188,12 triệu USD), được sử dụng để thanh toán chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn giám sát thi công (không bao gồm thuế VAT), dự phòng phần vốn ODA.

- Vốn đối ứng khoảng 1.747,30 tỷ đồng, được sử dụng để thanh toán thuế VAT (phần chi phí xây dựng, thiết bị; chi phí tư vấn giám sát thi công), chi phí QLDA, chi phí tư vấn trong nước như: Chi phí khảo sát, lập dự án đầu tư; chi phí tư vấn khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật; thẩm tra thiết kế kỹ thuật, chi phí thẩm tra, quyết toán dự án hoàn thành, chi phí khác... theo các quy định hiện hành; chi phí giải phóng mặt bằng; dự phòng phần vốn đối ứng, phí dịch vụ.

Dự kiến kế hoạch bố trí vốn

Giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến bố trí khoảng 3.700 tỷ đồng, trong đó bao gồm 2.692 tỷ đồng vốn nước ngoài, 1.008 tỷ đồng vốn đối ứng.

Giai đoạn 2026 - 2030 dự kiến bố trí khoảng 2.509 tỷ đồng, trong đó bao gồm 1.770 tỷ đồng vốn nước ngoài, 739 tỷ đồng vốn đối ứng.

Các nội dung khác giữ nguyên theo Quyết định số 2203/QĐ-TTg ngày 27/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư Dự án.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm toàn diện về đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án và tính chính xác của các thông tin, số liệu trong báo cáo điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án; chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan lập, thẩm định, quyết định dự án đầu tư và tổ chức triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế (như chiều dài, hướng tuyến, các yếu tố kỹ thuật trên cơ sở giải pháp thiết kế), bảo đảm hiệu quả đầu tư; bố trí đủ kế hoạch vốn theo tiến độ dự án.

Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Tài chính và Nhà tài trợ để đàm phán Thỏa thuận vay cho Dự án theo đúng quy định.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm toàn diện về kết quả thẩm định và nội dung tại Báo cáo thẩm định số 4353/BC-BKHĐT ngày 9/6/2023 theo đúng quy định pháp luật; thông báo chính thức cho nhà tài trợ nước ngoài về quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án và đề nghị xem xét tài trợ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải rà soát, cân đối nguồn vốn để triển khai Dự án theo đúng quy định pháp luật.

Vũ Phương Nhi