• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Yên Bái

(Chinhphu.vn) -  Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH) tỉnh Yên Bái đến năm 2020 với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Yên Bái cơ bản trở thành một tỉnh công nghiệp và là một trong những trung tâm phát triển của vùng miền núi phía Bắc.

30/08/2012 09:26

Thành phố Yên Bái - Ảnh Yenbai.gov

Mục tiêu cụ thể, về kinh tế, tỉnh Yên Bái phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2011-2015 là 13,5%, thời kỳ 2016-2020 là 14%.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 25 triệu đồng trở lên, năm 2020 là 59 triệu đồng. Kim ngạch xuất khẩu năm 2015 trên 100 triệu USD, năm 2020 là 300 triệu USD.

Bên cạnh đó, bình quân mỗi năm tạo việc làm mới cho 18.000 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm 4%.

Trong công nghiệp, tỉnh Yên Bái phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 2011-2015 đạt 21%, thời kỳ 2016-2020 đạt 16,7%.

Thành phố Yên Bái là một trong các trung tâm kinh tế trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Do vậy, sẽ quy hoạch thành phố Yên Bái trở thành một trung tâm công nghiệp, khu thương mại, khu du lịch, khu hành chính, khu văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục trên tuyến hành lang để thành phố Yên Bái trở thành động lực, đầu tàu kinh tế của tỉnh.

Đối với vùng kinh tế phía Tây, sẽ đầu tư phát triển thị xã Nghĩa Lộ đạt tiêu chuẩn thị xã văn hóa, là trung tâm văn hóa-thương mại- dịch vụ của vùng. Phát triển ngành công nghiệp lợi thế, đưa huyện Văn Chấn trở thành trung tâm động lực phát triển khu vực phía Tây của tỉnh.

Thùy Trang