• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện cấp Giấy phép KD cho nhà đầu tư nước ngoài

(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (lần 8), Bộ Công Thương đã đề xuất quy định về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh cho nhà đầu tư nước ngoài.

22/07/2016 16:07

Ảnh minh họa

Theo dự thảo, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường để được cấp Giấy phép kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau: 1- Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương; 2- Đáp ứng điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; 3- Có kế hoạch về tài chính để thực hiện các hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh; 4- Không nợ thuế quá hạn theo kê khai đối với trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã hoạt động ở Việt Nam từ 1 năm trở lên; 5- Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường hoặc lĩnh vực hoạt động chưa đáp ứng điều kiện mở cửa thị trường theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế, Cơ quan cấp Giấy phép lấy ý kiến Bộ Công Thương và Bộ quản lý ngành để xem xét, quyết định. Bộ Công Thương, cơ quan quản lý chuyên ngành xem xét từng trường hợp dựa trên các điều kiện 1,3,4,5 trên và tiêu chí sau: Quy định của pháp luật chuyên ngành; mức độ nhạy cảm của mặt hàng, dịch vụ; mức độ cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực đăng ký hoạt động; khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước.

Thời hạn Giấy phép kinh doanh

Theo dự thảo, thời hạn của Giấy phép kinh doanh theo đề nghị của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định về thời hạn của dự án đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.

Thời hạn của Giấy phép kinh doanh đối với trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường hoặc lĩnh vực hoạt động chưa đáp ứng điều kiện mở cửa thị trường theo cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế là 5 năm.

Thời hạn của Giấy phép kinh doanh được cấp lại bằng thời hạn còn lại của Giấy phép kinh doanh đã được cấp trước đó.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tuệ Văn