• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện chuyển đổi thành trường 100% vốn nước ngoài

(Chinhphu.vn) – Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, bà Lê Thị Bích (Hà Nội) đề nghị hướng dẫn về điều kiện, thủ tục chuyển đổi trường phổ thông và trường cao đẳng 100% vốn Việt Nam sang trường 100% vốn nước ngoài thông qua hình thức mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.

09/09/2019 16:20
Theo ý kiến của bà Bích, căn cứ quy định của Điều 24, 25, 26 Luật Đầu tư 2014 và Điều 46 Nghị định 118/2015/NĐ-CP, khi thực hiện thủ tục mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế đang sở hữu trường, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện của nhà đầu tư nước ngoài theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật chuyên ngành.

Hiện tại hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam bao gồm 2 nhóm: Nghị định 86/2018/NĐ-CP áp dụng đối với các cơ sở giáo dục là mầm non, phổ thông, đại học; Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, Nghị định 15/2019/NĐ-CP, Nghị định 143/2016/NĐ-CP, Nghị định 48/2015/NĐ-CP đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Các văn bản này đã quy định rõ ràng điều kiện và thủ tục để thành lập mới cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, nhưng không hề có quy định nào về trường hợp một trường (phổ thông hoặc cao đẳng,...) đang hoạt động là một trường 100% vốn Việt Nam nay chuyển thành trường 100% vốn đầu tư nước ngoài do chủ sở hữu của trường Việt Nam đã bán toàn bộ cổ phần của mình cho nhà đầu tư nước ngoài thì phải làm như thế nào. Vướng mắc đặt ra là theo các văn bản đã nêu trên thủ tục để thành lập trường sẽ gồm 3 bước:

- Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Bước 2: Xin cấp quyết định thành lập trường tại UBND tỉnh hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thủ tướng tùy loại hình cơ sở giáo dục.

- Bước 3: Xin cấp giấy phép hoạt động giáo dục.

Tuy nhiên, theo quy định của Điều 46 Nghị định 118/2015/NĐ-CP, trường hợp mua cổ phần, vốn góp của tổ chức kinh tế thì nhà đầu tư nước ngoài không phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Phần lớn các trường 100% vốn Việt Nam đã thành lập không có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (pháp luật không yêu cầu). Điều kiện và thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt động của trường 100% vốn Việt Nam và 100% vốn nước ngoài cũng khác nhau (ví dụ: Về vốn trường mầm non có vốn nước ngoài phải có suất đầu tư tối thiểu 30 triệu đồng/trẻ và do UBND tỉnh cấp phép thành lập, Sở Giáo dục và Đào tạo cấp phép hoạt động, nhưng trường Việt Nam không có yêu cầu về suất đầu tư và do UBND quận cấp phép thành lập, Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp phép hoạt động).

Theo bà Bích hiểu thì đối với trường hợp này, nhà đầu tư nước ngoài vẫn thực hiện các thủ tục đăng ký mua cổ phần, phần vốn góp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư và thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp để trở thành chủ sở hữu của tổ chức kinh tế và của trường. Sau khi đã hoàn thành các thủ tục này, nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và Đầu tư với nội dung là thực hiện dự án hoạt động trường thay vì thành lập trường (nhà đầu tư sẽ kiểm tra các điều kiện của trường nếu trường chưa đáp ứng các điều kiện của trường có vốn đầu tư nước ngoài như vốn thì nhà đầu tư sẽ tăng vốn của trường để bảo đảm đáp ứng điều kiện).

Do trường đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động nên quyết định thành lập và hoạt động vẫn còn nguyên giá trị hiệu lực và nhà đầu tư nước ngoài không cần thực hiện lại thủ tục thành lập trường hay xin phép hoạt động. Trong trường hợp có sự thay đổi về phạm vi, nội dung hoạt động của trường thì trường thực hiện thủ tục điều chỉnh giấy phép hoạt động như đối với trường có vốn đầu tư nước ngoài.

Bà Bích hỏi, cách hiểu của bà như trên có đúng hay không? Trong trường hợp chưa đúng, bà đề nghị được hướng dẫn về điều kiện và thủ tục để chuyển đổi từ trường 100% vốn Việt Nam sang trường 100% vốn nước ngoài.

Sau khi nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, vốn góp của chủ sở hữu trường 100% vốn Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài có phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hay không? Có phải thực hiện lại thủ tục xin quyết định thành lập trường và xin cấp giấy phép hoạt động của trường không? Nếu xin cấp lại thì theo hình thức và thủ tục như thế nào?

Về vấn đề này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời như sau:

Điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế được quy định tại Khoản 2, Điều 25 Luật Đầu tư 2014.

Thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư thực hiện theo quy định tại Điều 26 Luật Đầu tư 2014 và Khoản 3, Điều 46 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.

Khoản 1, Điều 46 Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định, nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Luật số 03/2016/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư, hoạt động của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam, phân hiệu cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài thuộc Danh mục ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện.

Do đó, sau khi chuyển thành trường 100% vốn nước ngoài, cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và đại học phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và các văn bản pháp luật có liên quan.

Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014, Nghị định số 15/2019/NĐ-CP ngày 1/2/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nghị định số 143/2016/NĐ-CP ngày 14/10/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp và các văn bản pháp luật có liên quan.

Về các thủ tục liên quan tới thành lập trường và cấp giấy phép hoạt động của trường, đề nghị bà Lê Thị Bích liên hệ với Bộ Giáo dục và Đào tạo để được hướng dẫn cụ thể.

Chinhphu.vn