• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện hưởng chế độ người có công nuôi dưỡng liệt sĩ

(Chinhphu.vn) – Bà Lưu Thị Chục (tỉnh Thái Bình) có 2 người anh là liệt sĩ. Mẹ bà mất sớm, 2 người anh đều do mẹ kế là bà Phạm Thị Ngói nuôi dưỡng đến khi nhập ngũ. Bà Ngói được hưởng trợ cấp tuất với thân nhân của 2 liệt sĩ. Tuy nhiên sau đó, bà Ngói chỉ được hưởng trợ cấp tuất của 1 liệt sĩ.

21/12/2016 11:02

Theo trả lời của cán bộ làm công tác lao động – thương binh và xã hội tại địa phương, do một liệt sĩ (ông Lưu Huy Vạn) đã có vợ con tại Hoàng Liên Sơn (cũ). Bà Chục cho rằng, trả lời của cán bộ tại địa phương không thỏa đáng, bởi ông Vạn, anh của bà khi nhập ngũ năm 1968 là vào Nam chiến đấu và hy sinh năm 1971. Giấy báo tử đã ghi đầy đủ thông tin.

Bà Chục đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét làm rõ vấn đề nêu trên để mẹ của bà được hưởng đúng chế độ chính sách.

Về vấn đề này, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình trả lời như sau:

Tại Khoản 1, Khoản 2, Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định, “Thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi). Thân nhân liệt sĩ còn là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ. Người có công nuôi dưỡng liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng liệt sĩ dưới 18 tuổi, thời gian nuôi từ 10 năm trở lên”.

Theo Khoản 1, Điều 21 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP, “Liệt sĩ không còn người hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp thờ cúng mỗi năm 1 lần, mức trợ cấp 500.000 đồng”.

Hồ sơ liệt sĩ Lưu Huy Vạn đang được lưu trữ tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình thể hiện:

- Theo Giấy báo tử số 129-TB ngày 1/11/1976 của Bộ Tư lệnh Quân khu 3, liệt sĩ Lưu Huy Vạn, sinh năm 1949, nhập ngũ tháng 6/1968, hy sinh ngày 3/12/1971, con ông Lưu Huy Tám và bà Hoàng Thị Chính.

- Người đang thờ cúng liệt sĩ là ông Lưu Huy Hướng, em trai của liệt sĩ, sinh ngày 26/8/1960, trú quán tại thôn Phú Ốc, xã Thái Hưng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.

Căn cứ Biên bản làm việc ngày 24/11/2016 tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hưng Hà với bà Lưu Thị Chục, Công văn số 87/CV-LĐ-TBXH ngày 3/12/2016 của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Hưng Hà báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình và UBND huyện Hưng Hà về việc thẩm tra, xác minh nội dung đơn đề nghị của bà Lưu Thị Chục cùng các đơn đề nghị được lập ngày 11/5/2016 và ngày 27/7/2016 thể hiện, sau khi bà Hoàng Thị Chính qua đời, bà Phạm Thị Ngói lấy ông Lưu Huy Tám khoảng cuối năm 1960 và nuôi dưỡng các con của chồng, trong đó có liệt sĩ Lưu Huy Vạn, lúc này ông Vạn khoảng 11 tuổi. Đến tháng 6/1968 ông Lưu Huy Vạn nhập ngũ, hy sinh ngày 3/12/1971, được công nhận là liệt sĩ.

Người đang thờ cúng liệt sĩ là ông Lưu Huy Hướng, em trai liệt sĩ. Ông Hướng sinh ngày 26/8/1960,  nên thời gian bà Phạm Thị Ngói lấy ông Lưu Huy Tám phải sau tháng 8/1960, do vậy thời gian bà Ngói nuôi liệt sĩ Lưu Huy Vạn đến tháng 6/1968 là 8 năm.

Căn cứ Khoản 2, Điều 4 và Khoản 1, Điều 21 Mục 3 Chương II Nghị định số 31/2013 thì bà Phạm Thị Ngói không đủ điều kiện về thời gian để hưởng chế độ người có công nuôi dưỡng liệt sĩ Lưu Huy Vạn.

Chinhphu.vn