• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện hưởng lương hưu tối đa từ năm 2021

(Chinhphu.vn) - Bố của bà Ngọc Tuyền sinh năm 1963, đóng BHXH được 30 năm 8 tháng, nghỉ hưu theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP. Trong quyết định, bố của bà hưởng lương hưu tỷ lệ 69%. Bà Tuyền hỏi, vì sao bố của bà không được hưởng mức lương hưu tối đa 75%?

23/06/2021 11:20

Lao động nam nghỉ hưu trong năm 2021 chỉ được nhận lương hưu với tỷ lệ tối đa 75% khi đã có đủ 34 năm đóng BHXH

Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội Việt Nam trả lời như sau:

Một số quy định chung của chính sách đối với chế độ hưu trí: Tại Khoản 1, 2 Điều 56 Luật BHXH năm 2014 quy định mức lương hưu hàng tháng của lao động nam như sau:

Từ ngày Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 Luật BHXH tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam; mức tối đa bằng 75%.

Từ ngày 1/1/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 Luật BHXH.

Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, người lao động được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Ngoài ra, tại Khoản 3 Điều 56 Luật BHXH quy định: Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 Luật BHXH được tính như quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 143/2020/NĐ-CP ngày 10/12/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 8 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP và Khoản 6, Khoản 7 Điều 1 Nghị định số 113/2018/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế quy định, đối tượng tinh giản biên chế ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về BHXH, còn không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Về trường hợp của bố bà Tuyền, thông tin bà cung cấp chưa thực sự đầy đủ, tuy nhiên đối chiếu với các quy định của chính sách hiện hành, nếu bố của bà được nghỉ hưu theo đúng đối tượng và quy trình tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Đối chiếu quy định về tính tỷ lệ hưởng lương hưu theo Luật BHXH nêu trên thì lao động nam nghỉ hưu trong năm 2021 chỉ được nhận lương hưu với tỷ lệ tối đa 75% khi đã có đủ 34 năm đóng BHXH. Do bố của bà có 30 năm 8 tháng đóng BHXH, nếu nghỉ hưu trong năm 2021 thì việc tính tỷ lệ lương hưu như sau:

19 năm đóng BHXH được tính tỷ lệ là 45%; 11 năm 8 tháng lẻ còn lại tính tròn là 12 năm được tính thêm (12 x 2% = 24%); do đó tổng tỷ lệ hưởng lương hưu của bố bà bằng 69%.

Chinhphu.vn