• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện kinh doanh chất bảo quản nông sản

(Chinhphu.vn) - Công ty TNHH Công nghệ cao Nhất Việt (TPHCM) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và có kế hoạch cung cấp các giải pháp bảo quản sau thu hoạch cho các doanh nghiệp trong nước.

25/11/2018 08:02

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty hỏi, các hóa chất vệ sinh (sanitizer) dùng trong quá trình sơ chế sau thu hoạch (rửa hoa quả) thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hay Bộ Y tế? Điều kiện kinh doanh quy định tại văn bản nào?

Các loại thuốc diệt nấm bệnh trong phòng bảo quản hoặc chỉ dùng trong quá trình sơ chế (để phun trên bề mặt hoa quả trong quá trình rửa) có thuộc sự điều chỉnh của Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT không?

Điều kiện kinh doanh đối với chất wax, chất phủ bề mặt (coating) để bảo quản nông sản (chống mất nước, hạn chế hô hấp và sản sinh khí ethylen) như thế nào?

Về vấn đề này, Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến như sau:

Khoản 16, Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 quy định: “Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc”.

Theo quy định này, các hóa chất sử dụng trong công tác bảo vệ thực vật trên đồng ruộng cũng như trong bảo quản nông sản nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật (nấm bệnh, côn trùng, cỏ dại, tuyến trùng, vi khuẩn, virus…) thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật phải tuân thủ theo quy định của Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 và Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT ngày 8/6/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý thuốc bảo vệ thực vật.

Các hóa chất vệ sinh dùng trong quá trình sơ chế sau thu hoạch (rửa hoa, quả); thuốc diệt nấm trong phòng bảo quản; chất wax, chất phủ bề mặt quả (sáp) làm bóng bề mặt quả không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chinhphu.vn