• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi do làm công việc độc hại

(Chinhphu.vn) - Ông Phan Tuấn (Quảng Nam) đã làm việc liên tục 30 năm ở khoa xét nghiệm. Hiện ông 56 tuổi. Theo quyết định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về ngành nghề độc hại, ông Tuấn được về hưu ở tuổi 55 và hưởng đầy đủ BHXH.

06/10/2020 08:02

Người làm xét nghiệm vi sinh vật, sinh hóa, huyết học được giảm 5 năm tuổi nghỉ hưu trước tuổi

Nhưng BHXH địa phương ông Tuấn yêu cầu một số giấy tờ mà ông không thể làm được ở thời kỳ những giám đốc cũ. Sổ BHXH của ông ghi làm việc tại phòng xét nghiệm và ông trực tiếp làm công việc xét nghiệm, được hưởng hệ số độc hại. Ông Tuấn hỏi, ông cần phải làm gì để có thể nghỉ hưu trước tuổi?

Về vấn đề này, BHXH tỉnh Quảng Nam trả lời như sau:

Căn cứ Quyết định số 915/LĐTBXH ngày 30/7/1996 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về chức danh làm nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, đối với người làm ở khoa xét nghiệm phải ghi rõ ràng: Xét nghiệm vi sinh vật, sinh hóa, huyết học mới được giảm 5 năm tuổi nghỉ hưu trước tuổi (nam đủ 55 tuổi, có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên (trong đó có 15 năm làm nghề công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm).

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định số 49/2013/NĐ-CP, mức lương thấp nhất của người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Đối chiếu quy định trên, ông cung cấp hồ sơ liên quan đến chức danh nghề công việc đảm nhận (hoặc đơn vị sử dụng lao động), yêu cầu chủ sử dụng lao động liên hệ với BHXH huyện, thị xã, thành phố, tỉnh thực hiện điều chỉnh chức danh trong sổ BHXH theo đúng quy định, bảo đảm quyền lợi.

Chinhphu.vn