• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện và thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn

(Chinhphu.vn) - Gửi ý kiến đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV, cử tri tỉnh Bắc Kạn đề nghị "cụ thể hóa khoản 3, Điều 187 Bộ luật Lao động đối với lao động làm công tác quản lý quy định từ cấp tỉnh trở lên, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn".

28/09/2018 14:02

Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 5 năm, nhưng không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ

Về vấn đề này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời cử tri như sau:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 187 Bộ luật Lao động thì “người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 5 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này (60 đối với nam và 55 đối với nữ)”.

Về tuổi nghỉ hưu hiện nay được quy định tại: Khoản 3 Điều 187 Bộ luật Lao động năm 2012, theo đó “Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này”.

Điều 31 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, theo đó “Cán bộ được nghỉ hưu theo quy định của Bộ luật Lao động. Trong trường hợp đặc biệt, đối với cán bộ giữ chức vụ từ Bộ trưởng hoặc tương đương trở lên có thể được kéo dài thời gian công tác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền".

Điều 2 Nghị định số 53/2015/NĐ-CP ngày 29/5/2015 của Chính phủ quy định về đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức; Điều 4 và Điều 5 Nghị định số 53/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện và thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn.

Theo đó:

- Cán bộ, công chức thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn quy định tại Nghị định này phải đáp ứng các điều kiện sau: Có đủ sức khỏe để thực hiện chức trách, nhiệm vụ; Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật, bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc thi hành kỷ luật về đảng, chính quyền.

- Thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn đối với cán bộ, công chức quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 5 năm, nhưng không vượt quá 60 tuổi; đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này, thời gian công tác khi nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tối đa là 5 năm, nhưng không quá 65 tuổi đối với nam và 60 tuổi đối với nữ.

Như vậy, việc cụ thể hóa khoản 3 Điều 187 Bộ luật Lao động năm 2012 đã được thực hiện tại các văn bản quy phạm pháp luật. Riêng về kiến nghị đối với lao động làm công tác quản lý quy định từ cấp tỉnh trở lên, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội xin ghi nhận để nghiên cứu, đánh giá trong quá trình hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Chinhphu.vn