• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện xét nâng ngạch công chức cấp xã

(Chinhphu.vn) – Ông Phạm Văn Hồng (Quảng Ninh) được Đảng ủy xã cử đi học lớp Trung cấp Thanh vận hệ tập trung vào năm 2008, trong thời gian đó, ông học thêm lớp đại học hệ tại chức. Năm 2010, ông học xong lớp Thanh vận, được phân công làm Bí thư Đoàn xã.

12/10/2016 08:02

Năm 2014, ông Hồng tốt nghiệp đại học, sau đó, ông đã nộp bổ sung bằng cấp làm hồ sơ thi hoặc xét chuyển ngạch. Tuy nhiên, Sở Nội vụ thông báo, ông không có quyết định cử đi học của cơ quan có thẩm quyền nên không được xét. Theo ông Hồng, thông báo của Sở Nội vụ chưa thỏa đáng, ông đề nghị được giải đáp về vấn đề này

Về vấn đề này, Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh trả lời như sau:

Chế độ nâng ngạch lương đối với cán bộ, công chức cấp xã được quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ và Thông tư liên tịch số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH ngày 27/5/2010 của liên Bộ Nội vụ - Tài chính - Lao động – Thương binh và Xã hội. Theo đó, tại Điểm đ, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH quy định “Cán bộ cấp xã đã được xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại Khoản 2 điều này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quyết định cử đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ mới”.

Trường hợp của ông Hồng, năm 2010, sau khi học xong lớp Trung cấp Thanh vận được bố trí làm Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, do đó đã được xếp lương theo ngạch công chức hành chính (ngạch cán sự B.01.004).

Tại thời điểm được cấp bằng tốt nghiệp Đại học, ông là cán bộ cấp xã nên việc thay đổi trình độ đào tạo chuyên môn lên đại học hành chính phải có quyết định cử đi học của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới đủ điều kiện được xét nâng ngạch theo quy định.

Chinhphu.vn