• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều kiện xét tuyển vào trường phổ thông dân tộc nội trú

(Chinhphu.vn) - Khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú ban hành kèm theo Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT quy định đối tượng tuyển sinh: "Học sinh là người dân tộc thiểu số mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại...".

27/01/2025 08:02

Bà Lường Thị Ngân (Hòa Bình) hỏi, nội dung "thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên" có yêu cầu phải có cả điều kiện đã đăng ký thường trú không, hay cứ sinh sống, làm việc thường xuyên ở vùng tuyển sinh mà nơi đăng ký thường trú ở chỗ khác vẫn thuộc diện được xét tuyển?

Ví dụ: Cháu A làm hồ sơ xét tuyển vào 1 trường phổ thông dân tộc nội trú huyện. Bố mẹ cháu A có hộ khẩu thường trú tại 1 thị trấn trong huyện, nhưng đi công tác tại 1 xã thuộc vùng 135, sinh sống thường xuyên tại nơi công tác. Cháu A được bố mẹ cho nhập khẩu vào hộ của một người quen tại vùng 135 đó nhưng cháu A vẫn học tiểu học tại 1 trường ở thị trấn.

Có ý kiến cho rằng, theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Quy chế nêu trên thì điều kiện "thường trú từ 36 tháng..." tức là làm việc thường xuyên là được, chứ không cần có hộ khẩu tại vùng 135. 

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Cư trú 2020: "Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú".

Trong trường hợp này, bố mẹ cháu A không có hộ khẩu thường trú lại vùng 135, nhưng sinh sống thường xuyên để công tác, còn cháu A thì được nhập khẩu vào hộ gia đình người quen vùng 135, thì cháu A có đủ điều kiện được xét tuyển vào trường phổ thông dân tộc nội trú theo quy định không?

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 04/2023/TT-BGDĐT ngày 23/2/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú quy định:

"Điều 9. Đối tượng tuyển sinh

1. Học sinh là người dân tộc thiểu số mà bản thân và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên tính đến ngày nộp hồ sơ tuyển sinh tại:

a) Xã, phường, thị trấn khu vực III và thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định của cấp có thẩm quyền (sau đây gọi chung là xã, thôn đặc biệt khó khăn);

b) Xã, phường, thị trấn khu vực II và khu vực I vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của cấp có thẩm quyền".

Tại quy định nêu trên thì khái niệm "thường trú" thực hiện theo Luật Cư trú. Cụ thể, tại Khoản 8 Điều 2 Luật Cư trú quy định: "Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú".

Ví dụ về trường hợp cháu A mà bà Lường Thị Ngân nêu tại câu hỏi không thuộc đối tượng được tuyển sinh vào trường phổ thông dân tộc nội trú.

Chinhphu.vn