• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Điều tra, phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá tại 37 địa phương

(Chinhphu.vn) - Hôm nay (27/3), Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam" với phạm vi thực hiện tại các vùng miền núi có nguy cơ trượt lở đất đá thuộc 37 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

27/03/2012 18:25

Triển khai khảo sát hiện trạng trượt lở đất đá ở khu vực miền núi tại 37 tỉnh. Ảnh minh họa

37 tỉnh trên gồm: 17 tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang...), 13 tỉnh miền núi khu vực Trung Bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế...), 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông) và 2 tỉnh miền Đông Nam Bộ (Bình Phước, Đồng Nai).

Đề án đặt mục tiêu xây dựng bộ cơ sở dữ liệu, bản đồ cảnh báo nguy cơ sạt trượt đất đá tại các vùng miền núi, trung du làm cơ sở phục vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch sắp xếp lại dân cư đảm bảo ổn định, bền vững. Đồng thời, nâng cao khả năng cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất đá, phục vụ chỉ đạo sơ tán dân cư kịp thời, phòng, tránh, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

Lắp đặt 10 trạm quan trắc tại ở nơi có nguy cơ trượt lở cao

Đề án có nhiệm vụ thu thập, phân tích, tổng hợp các tài liệu về địa hình, địa mạo, địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí tượng thủy văn, thảm thực vật, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng lở đất, lũ quyét.

Đồng thời, điều tra, khảo sát hiện trạng trượt lở đất đá, đánh giá xác định nguyên nhân trượt lở đất đá.

Phân tích, tổng hợp, khảo sát bổ sung để xây dựng bộ bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá ở tỉ lệ 1/50.000 cho các vùng miền núi có nguy cơ trượt lở. Đối với các khu vực trọng điểm, dân cư sinh sống tập trung, có nguy cơ trượt lở cao xây dựng bản đồ chi tiết tỷ lệ 1/25.000, 1/10.000

Bên cạnh đó, Đề án còn có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng cơ sở khoa học để lắp đặt các trạm quan trắc phục vụ công tác cảnh báo sớm nguy cơ trượt lở đất đá. Thực hiện lắp đặt thí điểm 10 trạm quan trắc tại các khu vực trọng điểm có nguy cơ trượt lở cao, dân cư sinh sống tập trung...

Đề án được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2020.

Đức Mạnh