• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Doanh nghiệp có giao dịch liên kết được hoàn thuế thế nào?

(Chinhphu.vn) – Các quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã được xử lý theo hướng hỗ trợ tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp.

04/07/2021 07:02

Cử tri TPHCM kiến nghị cơ quan chức năng giải quyết bất cập về hoàn thuế đối với mức trần chi phí lãi vay được khấu trừ mà doanh nghiệp có giao dịch liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thừa) trong năm 2017-2018.

Cụ thể, cử tri đề nghị bổ sung quy định trường hợp doanh nghiệp đến hết năm 2024 chưa nhận được tiền hoàn thuế, hoặc còn một phần tiền hoàn thuế thì số tiền hoàn thuế này sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp bằng tiền mặt.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời cử tri TPHCM như sau:

Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Nghị định số 68/2020/NĐ-CP ngày 24/6/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 8 Nghị định số 20/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

Người nộp thuế được áp dụng ngưỡng khấu trừ lãi vay theo quy định sửa đổi, bổ sung đối với kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2017, 2018 để xác định lại số thuế phải nộp, tiền chậm nộp tương ứng.

Người nộp thuế xác định lại chi phí lãi vay theo tỷ lệ 30% (sau khi trừ lãi tiền gửi, lãi cho vay) mà có số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp đã nộp ngân sách Nhà nước của năm 2017, 2018 (xác định chi phí lãi vay theo tỷ lệ 20% trước đây) lớn hơn số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền chậm nộp xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2020 đến hết năm 2024. Kết thúc năm 2024, không xử lý số thuế còn lại chưa khấu trừ hết.

Về hoàn thuế, tại Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP, Nghị định số 68/2020/NĐ-CP và Nghị định số 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết hiện không có quy định về hoàn thuế đối với mức trần chi phí lãi vay được khấu trừ mà doanh nghiệp liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (thừa) trong năm 2017-2018 mà chỉ quy định cho bù trừ với số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong 5 năm tiếp theo từ năm 2020 đến hết năm 2024 nên không thể bổ sung quy định trường hợp đến hết năm 2024 chưa nhận được tiền hoàn thuế, hoặc còn một phần tiền hoàn thuế thì số tiền hoàn thuế này sẽ được hoàn trả lại cho doanh nghiệp.

Các quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP đã được xử lý theo hướng hỗ trợ tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp.

Chinhphu.vn