• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Doanh nghiệp có thể khiếu nại kết quả phân tích mẫu hàng hoá

(Chinhphu.vn) – Tiếp nhận kiến nghị của Công ty CP Sản xuất Thương mại Dịch vụ Ngọc Tùng về bất cập trong quy định lấy mẫu phân tích chất lượng sản phẩm tại Thông tư 12/2017/TT-BKHCN, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đã có văn bản phản

27/09/2018 07:02
Theo kiến nghị của Công ty Ngọc Tùng gửi qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Thông tư 12/2017/TT-BKHCN quy định không cho người bán hàng, đơn vị sản xuất hàng hoá được quyền lấy mẫu phân tích chất lượng sản phẩm lần 2 khi nghi ngờ quá trình lấy mẫu không đúng quy định, hoặc quá trình bảo quản, vận chuyển và phân tích mẫu có sai sót dẫn đến kết quả không chính xác, đang gây khó cho doanh nghiệp cũng như dễ làm phát sinh tiêu cực.

Về vấn đề này, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Bộ Khoa học và Công nghệ trả lời như sau:

Quy định tại Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Điểm a, Điểm c, Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN không tước bỏ quyền khiếu nại của người bán hàng. Quyền này đã được quy định tại Khoản 5, Điều 15 và Khoản 1, Điều 64 của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá, theo đó người bán hàng có quyền khiếu nại kết luận của đoàn kiểm tra (bao gồm kết luận về kết quả thử nghiệm mẫu) và quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Theo quy định tại Điều 65 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá, cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại xem xét, giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung Điểm a, Điểm c, Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN quy định: “… Mỗi mẫu được chia làm hai đơn vị mẫu, một đơn vị mẫu để mang đi thử nghiệm, một đơn vị mẫu lưu tại cơ quan kiểm tra…”. Với quy định này và các quy định nêu tại Khoản 5, Điều 15 và Khoản 1, Điều 64 của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá thì “đơn vị mẫu lưu tại cơ quan kiểm tra” sẽ được sử dụng để giải quyết khiếu nại của người bán hàng (nếu có) đối với kết luận của đoàn kiểm tra về kết quả thử nghiệm mẫu hoặc khiếu nại của người bán hàng (nếu có) về quyết định của cơ quan kiểm tra, cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền với lý do kết quả thử nghiệm mẫu không chính xác.

Cơ quan thanh/kiểm tra lấy mẫu để thử nghiệm chất lượng được thực hiện theo quy định tại Khoản 3, Điều 1 Thông tư số 12/2017/TT-BKHCN ngày 28/9/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ quy định việc kiểm tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường: “Mẫu được lấy theo phương pháp lấy mẫu quy định tại tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc quy định của pháp luật có liên quan…”. Theo đó, việc lấy mẫu, bảo quản mẫu cũng như quá trình vận chuyển mẫu được cơ quan thanh/kiểm tra thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, cũng như khuyến cáo của nhà sản xuất nếu có.

Chinhphu.vn