• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đôi điều về rác thải điện tử

Với trình độ phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, người tiêu dùng chóng mặt trước sự ra đời của những sản phẩm công nghệ hiện đại và cạnh tranh với nhau khốc liệt. Thế nhưng, sau vẻ hào nhoáng của ngành công nghệ hiện đại, vẫn còn một góc khuất mà ít ai để ý đến, đó là rác điện tử. Hàng năm, có một khối lượng rác khổng lồ từ 20-50 triệu tấn rác điện tử được thải ra trên toàn thế giới, đe dọa nghiêm trọng đến vấn đề môi trường của con người.

22/03/2011 16:20
Rác điện tử là gì?
Thuật ngữ rác điện tử (e-waste) được dùng để chỉ:
Tivi, điện thoại, máy tính, hàng điện tử văn phòng, hàng điện tử gia dụng, đồ chơi điện...
Các bo mạch điện (loại rác được săn lùng nhất vì nó chứa vàng, bạc, đồng và những nguyên tố khác).
Những thứ chỉ có thể tiêu hủy an toàn với quy trình tái chế chuyên biệt.
Những thứ có thể gây nhiễm độc cho con người do có chứa chì, thủy ngân, phát sinh dioxin do nhựa bị đốt, các tác nhân độc hại như cyanide,...
Những con số biết nói
Theo Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), mỗi năm trái đất gánh thêm khoảng 20 - 50 triệu tấn rác thải từ việc nâng cấp máy tính và các thiết bị gia dụng. Chỉ 25% số rác điện tử được tái sử dụng, phần còn lại hình thành nên những bãi rác lớn ở các nước nghèo.
Các nước phát triển là những nước thải rác điện tử nhiều nhất. Riêng tại Mỹ hàng năm có đến 14-20 triệu máy tính cá nhân bị phế bỏ. Theo tổ chức bảo vệ môi trường Mỹ, trong năm 2005, người tiêu dùng Mỹ đã thải ra gần 2 triệu tấn rác điện tử.Tại nước Anh mỗi năm có khoảng 1,5 triệu chiếc máy tính bị thải ra bãi rác tương đương 125.000 tấn thiết bị tin học. Canada năm 2005 thải ra 67.000 tấn máy tính, máy in, điện thoại di động là những thứ rác điện tử chứa nhiều hóa chất độc. Tại Liên minh châu Âu (EU), khối lượng rác điện tử dự kiến sẽ tăng 3 – 5% mỗi năm. Tại các nước đang phát triển lượng rác điện tử sẽ tăng gấp 3 lần vào năm 2011. Còn số điện thoại di động thì sẽ vượt ngưỡng 2 tỷ chiếc vào năm 2012 trên thế giới, trong khi tuổi đời sử dụng của chúng chỉ khoảng 2 năm, như thế có thể thấy lượng rác thải sắp tới sẽ rất đáng kể.
Một bãi rác điện tử khổng lồ tại Trung Quốc
Cũng theo Chương trình môi trường của Liên hợp quốc, rác điện tử đang phát triển nhanh nhất dưới dạng chất thải rắn của đô thị, chiếm từ 3 - 5% nguồn nguyên vật liệu, đồng thời tăng trung bình 3 – 5% mỗi năm. Ước tính có trên 60 triệu tấn rác điện tử cần phải được tái sử dụng, tái chế hoặc tiêu hủy vào năm 2013. Hiện có khoảng 75 - 85% rác điện tử được chôn trực tiếp xuống đất hoặc thiêu cháy ra tro. Tỷ lệ tái chế có thể tăng tới 50% hoặc cao hơn trong năm 2013 hay không còn tùy thuộc vào sự can thiệp của Chính phủ hoặc những hỗ trợ về kinh tế cho người dùng.
Tại Việt Nam, Thạc sĩ Nguyễn Văn Phước, Phó Giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường TP.HCM cho biết, chỉ tính riêng ở TP.HCM (địa phương có khối lượng chất thải rắn - gồm cả rác thải điện tử - hàng năm rất lớn: 6.800 – 7.000 tấn/ngày, trên 1,7 triệu tấn/năm), tỷ lệ gia tăng chất thải rắn đô thị liên tục tăng từ 8 đến 10%/năm. Trong đó, chất thải rắn công nghiệp chiếm 1.200 – 1.500 tấn/ngày; chất thải nguy hại 200 đến 300 tấn/ngày…10 – 25% khối lượng là các chất có khả năng tái chế như Plastic, giấy, kim loại.
Những ý kiến trái chiều
Hiểm họa khôn lường
Dù các tổ chức quốc tế liên tục phản đối tình trạng rác thải điện tử bị đổ sang các nước đang phát triển, nhiều núi phế liệu vẫn dồn về một số nước châu Phi, đặc biệt là Ghana và Nigeria. Ở châu Á, Trung Quốc, Ấn Độ và một vài quốc gia khác cũng đang phải đối mặt với những hiểm họa từ loại rác này.
Ngay lập tức, những bãi rác điện tử đã trở thành chốn mưu sinh của hàng nghìn người dân nghèo, phần lớn là trẻ em. Họ tìm kiếm và bán lại những kim loại có giá trị còn nhựa, dây cáp, vỏ máy... Phần còn lại sẽ bị đốt cháy. Phương pháp này đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe và môi trường vì đa số rác điện tử chứa chì, thủy ngân và một số chất hóa học độc hại khác. Tỷ lệ nhiễm chì trong máu của trẻ em ở thành phố Guiyu (Trung Quốc) - nơi được coi là “kinh đô của rác thải điện tử” - lên tới 70%.
Theo phân tích của các chuyên gia, rác điện tử gây ô nhiễm môi trường với các hợp chất nguy hiểm. Một màn hình vi tính thông thường chứa hơn 140g chì. Máy tính cũng có thể chứa thủy ngân và cadmium. Với hàng triệu máy tính và màn hình lỗi thời, số lượng chất độc mà nó thải ra quả là không nhỏ.
Máy tính, ti vi... chứa đựng trong chúng hơn 1000 loại hóa chất độc hại khác nhau. Một số hóa chất như Berili tìm thấy bên trong các bo mạch chủ hay Cadmium bên trong điện trở và chip bán dẫn đều vô cùng độc hại và có thể gây ra bệnh ung thư. Chưa hết, hóa chất Crom trong đĩa mềm, chì trong pin và màn hình máy tính, hay thủy ngân trong pin kiềm, đèn huỳnh quang... đều gây tác hại đến sức khỏe con người.
Không chỉ có vậy, những núi rác điện tử khi bị đốt để thiêu hủy, thường tác động nguy hiểm đối với môi trường và con người. Các loại kim loại nặng khi bị đốt cháy có thể gây ung thư. Nguồn đất và nước ở khu vực rác thải bị đốt cũng bị nhiễm độc nghiêm trọng.
Chính sự lo lắng về các bãi rác công nghiệp ở thế giới đang phát triển đã dẫn tới việc Liên minh châu Âu (EU) đã cấm kinh doanh và lưu thông các loại rác điện tử từ giữa những năm 1990 và sự ra đời Công ước Basel năm 1989 về kiểm soát việc lưu thông qua biên giới các thất thải độc hại. Công ước này đã nhận được sự đồng thuận của hơn 170 quốc gia trên thế giới.

Theo Pierre Portas, thành viên Ban Thư ký Công ước Liên Hiệp Quốc, Công ước Basel có ba mục tiêu chính. Đó là:
Kiểm soát việc vận chuyển chất thải xuyên quốc gia.
Xử lý và giải phóng chất thải càng gần nơi chúng được sản xuất càng tốt.
Giới hạn được số lượng và mức độ độc hại của chất thải.
Rất nhiều lợi ích
Đối với các nước nghèo hay các nước thứ 3, nơi mà công nghệ tiên tiến hiện đại đang cực kì thiếu thốn thì việc nhập rác thải điện tử lại mang một ý nghĩa khác. Việc tái sử dụng những máy móc được coi là lạc hậu ở những nước phát triển đã góp phần xóa bỏ những đống rác công nghệ ở Mỹ/Anh/Pháp… và đáp ứng nhu cầu thiết bị tối thiểu ở các nước đang phát triển.
Đồng thời, việc tái chế rác thải điện tử tại các nước đang phát triển sẽ tạo việc làm, giảm khí thải có hại và thu hồi nhiều kim loại quý như bạc, vàng, đồng, indi.
Một chiếc giày thể thao được tái chế từ rác thải điện tử
Còn đối với những quốc gia phát triển, rác thải điện tử chính là một nguồn tài nguyên phong phú nếu biết tận dụng. Theo tính toán của các chuyên gia, rác điện tử có giá trị hơn cả quặng vàng. Mỗi tấn phế thải linh kiện chứa lượng vàng nhiều gấp 17 lần so với một tấn quặng kim loại quý này và 40 lần so với đồng.
Mỗi năm có 40 triệu thiết bị điện tử trở thành rác thải và cùng với chúng là một lượng lớn kim loại quý: trong 41 điện thoại di động có một lượng vàng tương đương lượng vàng trong 1 tấn quặng vàng. Để khai thác kim loại, con người phải đào, thiết kế hầm lò ở độ sâu hàng nghìn mét, phải phá ủi cả một quả núi hay sàng lọc, đãi cát cực kỳ vất vả. Trong khi đó người ta có thể khai thác kim loại quý hiếm ít vất vả tốn kém hơn nhiều: trong chất thải công nghiệp và thiết bị điện tử, máy móc gia dụng.
Một chuyên gia làm việc tại Trường đại học của Liên hợp quốc (UNU) cho rằng, cần tăng cường tái chế nguồn tài nguyên phế thải này. Lượng kim loại quý hiếm được thu hồi từ thiết bị điện tử phế thải lớn hơn nhiều so với việc khai thác mỏ, từ đó khái niệm "khai thác mỏ ở đô thị" ra đời.
Ngay cả các mỏ có tỉ trọng khai thác cao như mỏ Kalgold ở Nam Phi thì để lấy được 5gr vàng, người ta phải đào bới, vận chuyển 1 tấn đất, đá. Trong khi đó, Hãng tái chế Umicore tại Brussel có hàng triệu tấm vi mạch máy tính và người ta có thể thu hồi được 250gr vàng từ 1 tấn tấm vi mạch này, cao gấp 50 lần so với mỏ Kalgold.
Ngành kinh doanh tái chế điện tử ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các hãng tái chế điện tử ở châu Âu. Do những năm gần đây giá kim loại không ngừng tăng nên các hãng này thu được lợi nhuận ngày càng cao. Cái khó là ở chỗ phần lớn thiết bị điện tử phế loại không được thu gom để đưa vào tái chế.
Sự lãng phí nguồn tài nguyên này rất lớn, nhất là ở các nước nghèo. Theo một báo cáo của Liên hợp quốc, thông thường ở các nước nghèo, thiết bị vi tính, điện thoại di động hư hỏng đều bị vứt bỏ chứ không thu gom để tái chế. Riêng ở Trung Quốc, mỗi năm có khoảng 4 tấn vàng, 28 tấn bạc và 6.000 tấn đồng trong máy tính và điện thoại di động hỏng bị vứt vào bãi rác. Lượng vàng này trị giá 100 triệu euro, tương đương lượng vàng được khai thác ở một số nước.
Điện thoại di động và máy tính chiếm một khối lượng lớn kim loại: 15 % Cobalt, 13% palladium và 3% lượng vàng, bạc khai thác hàng năm trên thế giới được dùng trong công nghiệp sản xuất điện thoại di động và máy tính. Phần lớn lượng kim loại quý hiếm này cuối cùng lại trở thành rác thải. Trong năm 2008, riêng lượng vàng, bạc, đồng, palladium và Cobalt dùng để sản xuất máy tính trị giá 2,7 tỉ euro.
Việc tái chế, thu hồi kim loại đồng cũng đạt được kết quả khá khả quan. Năm 2010, Đức đã thu hồi được 50% lượng đồng đã sử dụng trong quá trình sản xuất, tuy nhiên, bất chấp các quy định, một lượng lớn kim loại đã không được đưa vào hệ thống tái chế.
Theo chuyên gia kinh tế Steiner (Đức): “Bằng cách hành động ngay từ bây giờ và lập kế hoạch cho tương lai, nhiều quốc gia có thể biển những thách thức từ rác điện tử thành cơ hội kinh tế”.
Phạm Thu
Theo xahoithongtin.com.vn