• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đổi mới công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong cơ sở giáo dục đảm bảo thực chất, hiệu quả

(Chinhphu.vn) - Chiều 1/12, Thường trực Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương đã làm việc với Bộ GD&ĐT. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch Hội đồng và Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc đồng chủ trì buổi làm việc.

01/12/2022 21:04
Đổi mới công tác PBGDPL trong các cơ sở giáo dục đảm bảo thực chất, hiệu quả - Ảnh 1.

Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Nguyễn Thanh Tịnh phát biểu tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/LS

Theo báo cáo tại buổi làm việc, thời gian qua, lãnh đạo Bộ GD&ĐT đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), chú trọng ban hành kế hoạch, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục triển khai tổ chức các hoạt động PBGDPL. Đặc biệt với vai trò là thành viên Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương, Bộ đã tích cực trong tư vấn, tham mưu Hội đồng xây dựng kế hoạch, cho ý kiến đối với các dự thảo văn bản.

Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL cho đội ngũ báo cáo viên pháp luật, giáo viên, người làm công tác pháp chế trong ngành giáo dục; chuẩn hoá đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục công dân (GDCD), giảng viên dạy pháp luật theo thẩm quyền.

Tính đến năm học 2021-2022, toàn ngành giáo dục có 14.069 giáo viên dạy môn GDCD, trong đó có khoảng 95% giáo viên THPT và 77% giáo viên THCS dạy môn GDCD được đào tạo đúng chuyên ngành. Đối với bộ phận nhỏ giáo viên dạy GDCD được xác định là chưa đạt trình độ chuẩn được đào tạo theo quy định thì sẽ được đào tạo nâng trình độ chuẩn, tiến tới mục tiêu 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn được đào tạo vào năm 2030.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo toàn ngành tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động giáo dục, đào tạo, trong đó có định hướng đối với công tác PBGDPL trong nhà trường. Đến nay, 63/63 sở GD&ĐT thực hiện tuyên truyền, PBGDPL trên website của sở, ngoài ra còn sử dụng các phương tiện để truyền tải kịp thời các quy định của pháp luật đến từng đối tượng qua Facebook, Youtube, Zalo…

Nhiều địa phương, cơ sở giáo dục đã có nhiều cách làm hiệu quả, sáng tạo trong công tác PBGDPL, trong đó nhiều mô hình PBGDPL thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đối tượng được PBGDPL. Một số mô hình đã phát huy được hiệu quả tại các địa phương, nhà trường.

Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng chỉ ra rằng, do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác phối hợp với các thành viên trong Hội đồng chưa được liên tục; vẫn còn một số vướng mắc, bất cập trong triển khai quy định của Luật PBGDPL đối với ngành giáo dục.

Bộ GD&ĐT đề nghị nghiên cứu sửa đổi Luật PBGDPL hiện hành quy định về trách nhiệm của Bộ GD&ĐT trong công tác PBGDPL để phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành; bổ sung quy định trong Luật PBGDPL nhằm tăng cường công tác phối hợp giữa Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương và Hội đồng Phối hợp PBGDPL các bộ, ngành, các địa phương, giữa Bộ Tư pháp với các bộ, ngành khác trong đó có Bộ GD&ĐT trong công tác PBGDPL.

Nghiên cứu, bổ sung quy định của Luật về việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động PBGDPL, yêu cầu đa dạng hoá các hình thức bồi dưỡng, tập huấn. Bộ GD&ĐT cũng đề nghị Bộ Tư pháp chỉ đạo cơ quan tư pháp địa phương hỗ trợ các cơ sở giáo dục đóng trên địa bàn thực hiện công tác PBGDPL trong nhà trường; lựa chọn mô hình PBGDPL tiêu biểu tại địa phương, cơ sở và tổ chức cho đội ngũ những người trực tiếp làm công tác PBGDPL học tập kinh nghiệm…

Đổi mới công tác PBGDPL trong các cơ sở giáo dục đảm bảo thực chất, hiệu quả - Ảnh 2.

Ông Phan Hồng Nguyên, Phó Vụ trưởng Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật trao đổi tại cuộc làm việc - Ảnh: VGP/LS

Tại buổi làm việc, các đại biểu tham dự đã nêu nhiều vấn đề như việc phối hợp liên ngành trong PBGDPL; chuẩn hoá giáo viên dạy môn GDCD; tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức pháp luật cho giáo viên, cán bộ làm công tác pháp chế; chuyển đổi số về PBGDPL trong nhà trường; vấn đề kinh phí PBGDPL.

Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết, công tác PBGDPL ngày càng được coi trọng, được đưa vào nhà trường một cách hệ thống, bài bản đối với các cấp bậc học. Đặc biệt là cấp bậc tiểu học, việc lồng ghép PBGDPL, tích hợp các kiến thức liên quan đến pháp luật rất hữu ích, giúp các em hình thành ý thức chấp hành pháp luật từ khi còn nhỏ. Bên cạnh đó, các hình thức PBGDPL được triển khai đa dạng, phong phú, lồng ghép hiệu quả, rõ nét thông qua nội dung trong các bài học môn Đạo đức, các hình thức ngoại khoá, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong nhà trường…

Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc cho biết, lãnh đạo Bộ GD&ĐT luôn nhận thức sâu sắc vai trò của PBGDPL, tham gia đầy đủ các hoạt động của Hội đồng, cũng như trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn triển khai công tác PBGDPL trong ngành giáo dục. Nhiều hình thức PBGDPL đã được triển khai, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội và môi trường giáo dục thực tiễn.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc, thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó đẩy mạnh phát triển hệ thống mô phỏng để nâng cao năng lực tiếp thu của học sinh, sinh viên; tăng cường nguồn lực để nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường.

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh đề nghị Bộ GD&ĐT trong thời gian tới, có sự phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Phối hợp PBGDPL địa phương quan tâm đến công tác PBGDPL cho giáo viên, học sinh, sinh viên; đổi mới công tác PBGDPL trong các cơ sở giáo dục đảm bảo thực chất, hiệu quả; tiếp tục nhân rộng các mô hình, hình thức PBGDPL hiệu quả trong thực tiễn, đồng thời thực hiện điểm các mô hình, cách làm mới, như tổ chức sinh hoạt pháp luật dưới cờ, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, ký kết các chương trình phối hợp PBGDPL giữa các trường chuyên luật với nhau hoặc với địa phương…

Cùng đó, tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác PBGDPL, xây dựng các mô hình PBGDPL cho học sinh, sinh viên gắn với ứng dụng công nghệ số; tiếp tục xây dựng, nâng cao năng lực đội ngũ công chức tham mưu công tác PBGDPL, đề xuất xây dựng Đề án về tăng cường công tác PBGDPL trong hệ thống các cơ sở giáo dục; tăng cường phối hợp liên ngành…

LS