• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Đối tượng chịu thuế và không chịu thuế GTGT?

(Chinhphu.vn) – Theo quy định, dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng) thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.

05/03/2020 17:45

Theo phản ánh của ông Nguyễn Hữu Nghĩa (Cần Thơ), Khoản 3, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định, “Tưới, tiêu nước; cày, bừa; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạt sản phẩm nông nghiệp” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Tại Khoản 4, Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này)” thì áp dụng thuế suất thuế GTGT là 5%.

Tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.”

Tuy nhiên, trong Thông tư số 219/2013/TT-BTC lại không nêu định nghĩa nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp và nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp là như thế nào. Ông Nghĩa đề nghị được hướng dẫn để thống nhất cách hiểu về vấn đề trên nhằm xác định chính xác thuế suất thuế GTGT của hoạt động nạo vét kênh.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính trả lời như sau:

Căn cứ  Khoản 4 Điều 2 Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14  ngày 19/6/2017 của Quốc Hội quy định:

“Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

... 4. Thủy lợi nội đồng là công trình kênh, mương, rạch, đường ống dẫn nước tưới, tiêu nước trong phạm vi từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác.”

Khoản 3 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

3. Tưới, tiêu nước; cày, bừa đất; nạo vét kênh, mương nội đồng phục vụ sản xuất nông nghiệp; dịch vụ thu hoạch sản phẩm nông nghiệp....”

Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“Điều 10. Thuế suất 5%

4. Dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp; nuôi trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng; sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp (trừ nạo, vét kênh mương nội đồng được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư này)....”

Căn cứ quy định trên, trường hợp ông Nguyễn Hữu Nghĩa có phát sinh cung cấp dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh, mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp thì dịch vụ này thuộc đối tượng chịu thuế 5%.

Trường hợp có phát sinh cung cấp dịch vụ nạo vét kênh, mương nội đồng theo quy định tại Khoản 4 Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 ngày 19/6/2017 của Quốc hội thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Chinhphu.vn