• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Động đất tại Quảng Nam, Kon Tum

(Chinhphu.vn) - Trong ngày 5/9, đã có 3 trận động đất với độ lớn trên 3 độ liên tiếp xảy ra ở khu vực huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) và huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), gây rung lắc nhẹ.

05/09/2024 16:24
Động đất tại Quảng Nam, Kon Tum- Ảnh 1.

Bản đồ chấn tâm trận động đất xảy ra lúc 10h44' ngày 5/9 tại huyện Kon Plông

Theo đó, vào lúc 8h27'28'' ngày 5/9, một trận động đất có độ lớn 3,6, độ sâu khoảng 8,1 km xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông. Đến 10h44'36'', một trận động đất có độ lớn 3,1 xảy ra tại vị trí này có độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km. 

Tại Quảng Nam, lúc 13h12'54'', một trận động đất có độ lớn 3,5, độ sâu chấn tiêu khoảng 8,1 km đã xảy ra tại huyện Nam Trà My, ở khu vực giáp ranh với huyện Kon Plông.

Các trận động đất có cấp độ rủi ro thiên tai cấp 0. Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần (Viện Vật lý địa cầu) đang tiếp tục theo dõi các trận động đất này.

Theo TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, các trận động đất xảy ra tại Kon Tum và Quảng Nam vẫn là động đất kích thích, xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thủy điện tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới khiến động đất xảy ra sớm hơn so với quy luật tự nhiên.

Động đất kích thích cũng xảy ra theo chu kỳ. Có những thời điểm động đất xảy ra dồn dập, có thời kỳ yên tĩnh hơn, liên quan chặt chẽ đến quá trình vận hành tích nước của hồ chứa thủy điện.

Trước tần số liên tục của các trận động đất, thời gian qua, chính quyền địa phương, Viện Vật lý địa cầu đã thực hiện công tác ổn định tâm lý, thường xuyên tập huấn, hướng dẫn đến người dân trên địa bàn về cách ứng phó khi xảy ra động đất, nên người dân đã không còn hoang mang, lo lắng.

Hôm nay, nhiều trường ở vùng tâm chấn động đất huyện Kon Plông đã tổ chức lễ khai giảng gắn liền với bài giảng và tập phản xạ ứng phó khi động đất xảy ra. 

Điển hình như tại Trường Tiểu học Măng Đen (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông), sau phần lễ khai giảng, nhà trường đã thực hiện bài kiểm tra phản xạ với động đất. Sau tiếng hô cảnh báo, các em học sinh đồng loạt và nhanh chóng núp dưới gầm bàn rất thuần thục, an toàn...

Theo thống kê, từ đầu năm 2024 đến nay tại huyện Kon Plông xảy ra hơn 250 trận động đất. Trận động đất mạnh nhất được ghi nhận có độ lớn 5 độ vào trưa 28/7, gây rung lắc nhiều tỉnh Tây Nguyên và miền Trung. 

Dự báo động đất kích thích tại Kon Plông kéo dài trong nhiều năm, có thể là 10 năm sau đó mới ổn định, nhưng khó có khả năng lớn hơn 5,5 độ.

Hoàng Giang