• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Động thái khá mới, khá táo bạo của NHNN

(Chinhphu.vn) - Việc hạ trần lãi suất tiền gửi USD xuống 0% của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) được chuyên gia coi là động thái khá mới, khá táo bạo của NHNN và có thể đạt được nhiều mục tiêu.

30/09/2015 09:17

Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng. Ảnh: VGP/Huy Thắng

Thanh khoản ngân hàng đảm bảo

Lý giải về việc điều chỉnh giảm lãi suất huy động USD, Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, dù có những biến động, nhưng thời gian qua thị trường tiền tệ, ngoại hối trong nước về cơ bản ổn định. Tuy nhiên, do một bộ phận tổ chức, cá nhân có biểu hiện găm giữ ngoại tệ, nên NHNN quyết định tiếp tục giảm mức trần lãi suất USD như vừa qua.

Bà Hồng cũng khẳng định thanh khoản ngoại tệ hiện nay của hệ thống các tổ chức tín dụng vẫn ổn định. Tỉ lệ tín dụng/huy động ngoại tệ tại thị trường trong nước chỉ ở mức 80% (trong khi giai đoạn 2011-2012 là khoảng 100%). Nếu tính cả nguồn vốn vay nước ngoài, thì tỉ lệ này chỉ vào khoảng 60%.

Đánh giá về việc hạ lãi suất, TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, việc NHNN đưa mức lãi suất áp dụng đối với tiền gửi của tổ chức xuống còn 0%/năm (trừ tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) là một bước rất căn bản "cắt bỏ" động lực gửi USD lấy lãi của các doanh nghiệp (DN) và các tổ chức, góp phần quyết liệt giảm thiểu tình trạng "đô la" hóa.

Đồng thời, quyết định này giúp cho NHNN có thêm cơ hội để giảm bớt áp lực phải chi bán ngoại tệ cân đối trong năm khi điều chỉnh tỉ giá. Vì khi các DN không còn động lực để gửi tiết kiệm USD nữa, họ phải có giải pháp xử lý nguồn ngoại tệ của mình, có thể là mua đi bán lại với nhau, hoặc bán ra để lấy tiền VND, hoặc chuyển đổi sang loại ngoại tệ khác… Do đó, lượng cung ngoại tệ trên thị trường sẽ tăng, giúp cho các đơn vị thiếu có thể mua được, kể cả NHNN trong việc mua để bổ sung dự trữ ngoại hối.

TS. Nguyễn Minh Phong cho rằng, đây là có thể là kịch bản chuẩn bị trước của NHNN trong việc ứng phó với việc có thể tăng lãi suất của Fed trong thời gian tới. Hiện tại, áp lực tăng đã có và rất có thể Fed sẽ tăng lãi suất đồng USD vào cuối năm 2015.

Khi đó, NHNN có thể điều chỉnh tăng lãi suất trở lại với mức như cũ, hoặc tương đương. Điều này sẽ giúp cho lãi suất của đồng USD không bị cao quá và không kích thích dòng chảy ngược trở lại từ VND sang USD.

“Đây là động thái khá mới, khá táo bạo của NHNN và có thể đạt được nhiều mục tiêu”, TS. Phong nhận định.

Có cùng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia ngân hàng cho rằng, chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi USD và lãi suất tiền gửi VND tăng lên do lãi suất tiền gửi USD giảm xuống mức thấp như quyết định vừa qua của NHNN sẽ khuyến khích cá nhân và các tổ chức kinh tế bán USD và gửi tiền vào tài khoản VND để hưởng lãi suất cao.

Trong trường hợp tổ chức kinh tế có nhu cầu thanh toán bằng ngoại tệ trong tương lai, thì việc bán ngoại tệ lấy tiền VND để gửi lấy lãi, rồi mua ngoại tệ khi đến hạn thanh toán, hoặc mua ngoại tệ kỳ hạn luôn cũng có lợi hơn là găm giữ ngoại tệ.

Trong bối cảnh tín dụng ngoại tệ đang giảm như hiện nay, cho dù khách hàng rút USD để chuyển sang gửi VND hay đầu tư vào các kênh khác thì thanh khoản USD trong những tháng tới vẫn được đảm bảo.

“Như vậy, việc giảm lãi suất tiền gửi USD làm giảm động cơ găm giữ USD và tác động bình ổn mặt bằng lãi suất tiền đồng, hỗ trợ quá trình hồi phục của nền kinh tế”, TS. Hiếu phân tích.

Khuyến khích dùng VND nhiều hơn

Dưới góc độ ngân hàng thương mại (NHTM), Tổng Giám đốc NHTM cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) Lê Đức Thọ cho rằng tình hình cân đối về đồng USD trong hệ thống các NHTM nói chung và ngay tại VietinBank nói riêng đang ở trạng thái thanh khoản rất tốt. Tỉ lệ cho vay/tiền gửi bằng ngoại tệ của các ngân hàng đang được kiểm soát ở ngưỡng rất an toàn.

Theo ông Thọ, người dân và DN thời điểm này sẽ phải tính toán một cách hợp lý giữa việc nắm giữ ngoại tệ với mức lãi suất rất thấp hay chuyển đổi ra tiền VND để đầu tư kinh doanh hoặc gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn.

“Tôi cho rằng, với việc điều hành này sẽ có một lượng vốn chuyển đổi sang tiền VND và như vậy sẽ tăng nguồn cung ngoại tệ, hỗ trợ ổn định tỉ giá cũng như ổn định mặt bằng lãi suất tiền đồng”.

Do các chính sách lãi suất thay đổi, nhiều DN cũng như người dân nắm bắt thông tin kịp thời và đã tính toán lại việc sử dụng USD và VND trong hoạt động kinh doanh hay gửi tiết kiệm.

Ông Nguyễn Hữu Khôi, Giám đốc Công ty cổ phần ống đồng Toàn Phát cho biết, Công ty có kim ngạch xuất khẩu hàng năm vào khoảng 30 triệu USD. Trước đây Toàn Phát thường có thói quen giữ USD để trả cho những khoản nợ vay trước đó. Còn từ nay, Công ty sẽ phải tính toán lại, hạn chế việc giữ USD và sẽ tăng tính luân chuyển từ đồng USD sang tiền VND, từ đó sẽ đưa thêm nguồn tiền vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

“Là DN vừa nhập khẩu nguyên vật liệu vừa xuất khẩu thì việc đưa lãi suất về 0% sẽ có tác động khá tốt, có thể chúng tôi sẽ được tiếp cận nguồn vốn vay bằng USD với lãi suất thấp hơn”, ông Khôi lạc quan nhận định.

Còn bà Nguyễn Thị Hạnh, một khách hàng đang giao dịch tại Vietinbank chi nhánh Hà Nội cho biết, do có người thân gửi ở nước ngoài gửi USD về, bà hay gửi tiết kiệm bằng USD, nhưng nay lãi suất giảm thấp (còn 0,25%/năm với cá nhân), bà sẽ tính toán lại việc đổi sang tiền VND.

Huy Thắng