Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Ngày 12/11, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức hội thảo khoa học “Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp”.
(Chinhphu.vn) – Với sự quyết tâm, chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Chính phủ, sự vào cuộc triển khai đồng bộ của bộ, ngành, địa phương và của các tổ chức tín dụng, Chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL sẽ đạt hiệu quả tích cực.
(Chinhphu.vn) –Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu liên quan đến tín dụng bất động sản (BĐS), lãi suất cho vay và các vấn đề liên quan đến tín dụng cho nhà ở xã hội.
(Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 133/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều, phụ lục của Nghị định số 58/2021/NĐ-CP ngày 10/6/2021 quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng.
(Chinhphu.vn) – Tuy một số tỉnh thành chịu thiệt hại nặng vì cơn bão số 3 Yagi nhưng tăng trưởng tín dụng tính đến nay vẫn đạt 9%. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tiếp tục điều hành chính sách linh hoạt, đảm bảo các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế.
(Chinhphu.vn) – Các ngân hàng tham dự đều cho rằng lãi suất huy động có thể tăng nhẹ trong nửa cuối năm 2024 do nhu cầu tín dụng phục hồi, tuy nhiên vẫn có các quan điểm khác nhau về xu hướng tỷ suất lợi nhuận lãi thuần (NIM) trong thời gian tới.
(Chinhphu.vn) - Ngày 9/10, tại Hà Nội, Tạp chí Ngân hàng phối hợp với Vụ Tín dụng các ngành kinh tế - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: Giải pháp tài chính, tín dụng thúc đẩy "Tam nông" phát triển nhanh và bền vững.
(Chinhphu.vn) - Với bối cảnh có nhiều khó khăn, biến động nhưng NHNN cùng với các tổ chức tín dụng đã luôn nỗ lực đồng hành và tháo gỡ các khó khăn liên quan đến vốn vay và lãi suất cho người dân và doanh nghiệp.
(Chinhphu.vn) – Mặc dù công tác phối hợp giữa cơ quan thi hành án dân sự và các tổ chức tín dụng (TCTD) đã có chuyển biến tích cực, nhưng việc thi hành án tín dụng ngân hàng vẫn còn nhiều vướng mắc, dẫn đến khả năng thi hành bản án bị hạn chế, hiệu quả thu hồi nợ của TCTD chưa đáp ứng yêu cầu, do đó, đòi hỏi tiếp tục hoàn thiện chính sách và phối hợp đồng bộ hơn.
(Chinhphu.vn) – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang có ý kiến với các bộ, ban, ngành về dự thảo Tờ trình, Nghị quyết điều chỉnh nội dung Chương trình 120.000 tỷ đồng tại Nghị quyết số 33/NQ-CP theo hướng giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng mua từ 3 - 5% (đối với khách hàng là Chủ đầu tư thì giữ nguyên mức hỗ trợ 1,5-2%).
(Chinhphu.vn) – Ngày 24/7, tại Hội nghị sơ kết hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024, lãnh đạo NHNN đánh giá, về cơ bản các tổ chức tín dụng (TCTD) triển khai nghiêm túc các nhiệm vụ được Chính phủ, NHNN giao tại Chỉ thị, Chương trình hành động của NHNN… hỗ trợ doanh nghiệp (DN) sớm phục hồi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
(Chinhphu.vn) – Đến ngày 28/6, tín dụng nền kinh tế tăng 6% so với cuối năm 2023, tín dụng tập trung vào các động lực tăng trưởng kinh tế, đáp ứng các xu hướng mới như tín dụng xanh. NHNN khuyến khích tạo hỗ trợ người dân, doanh nghiệp (DN) bằng các nguồn lực hiện có, nhưng phải hài hòa các chính, bảo đảm các mục tiêu ngắn và dài hạn, thúc đẩy tăng trưởng đi đôi với kiểm soát lạm phát ở mức hợp lý.
(Chinhphu.vn) – Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng còn được xem là một giải pháp quan trọng góp phần hạn chế việc tiếp cận vốn từ những kênh không chính thức, điển hình là “tín dụng đen”, giúp giảm thiểu các hệ lụy và góp phần bảo đảm an ninh trật tự xã hội.
(Chinhphu.vn) – Các ngân hàng đánh giá cao chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, vì trong bối cảnh hiện nay, chính sách này tốt cho cả các doanh nghiệp (DN) và ngân hàng. Nhiều ngân hàng đang tích cực triển khai các giải pháp tăng tốc tăng trưởng tín dụng hỗ trợ nền kinh tế chủ tương của Chính phủ, NHNN.
(Chinhphu.vn) – Ngày 19/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành về giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng năm 2024. Hội nghị do Thống đốc Nguyễn Thị Hồng và Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú đồng chủ trì.
(Chinhphu.vn) – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD); các chi nhánh ngân hàng nước ngoài yêu cầu thực hiện một số giải pháp về tín dụng và lãi suất.
(Chinhphu.vn) - Lãnh đạo Chính phủ thời gian vừa qua đã tăng cường chỉ đạo việc thúc đẩy đầu tư công và đầu tư vào cơ sở hạ tầng, điều này sẽ tác động lan tỏa dòng tiền đối với doanh nghiệp và từ đó kích hoạt tín dụng của hệ thống ngân hàng.
(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về việc áp dụng lãi suất đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(Chinhphu.vn) - Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức hội thảo "Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể".
(Chinhphu.vn) - Để hỗ trợ các ngân hàng và doanh nghiệp, NHNN đang lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan về phương án cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn với thời hạn hỗ trợ đến hết năm 2024.
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 32/CĐ-TTg ngày 5/4/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về các giải pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2024.
(Chinhphu.vn) – Ngày 14/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.
(Chinhphu.vn) – Để hỗ trợ khách hàng dễ dàng tiếp cận vốn, hệ thống ngân hàng đã, đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, vừa hạ lãi suất, triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi, vừa đẩy mạnh đầu tư xây dựng nền tảng công nghệ, số hóa quy trình vay vốn, qua đó tiết kiệm thời gian và chi phí cho cả bên đi vay lẫn bên cho vay.
(Chinhphu.vn) – Để doanh nghiệp nhà nước (DNNN) dám nghĩ, dám làm thì cơ chế quản lý vốn đầu tư vào DN, cũng như hoạt động của DN cần sớm được đổi mới. Trong đó tăng cường giao quyền tự chủ cho DN nhà nước trên tinh thần chuyển quản lý hành vi sang quản lý mục tiêu, tăng cường giám sát, phát hiện, cảnh báo và xử lý vi phạm ngay từ sớm nhằm ngăn chặn, giảm thiểu thiệt hại.