• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dự luật an ninh Nhật Bản và những phản ứng trái chiều

(Chinhphu.vn) - Quốc hội Nhật Bản đã thông qua dự luật an ninh nhằm mở rộng vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (SDF) ở nước ngoài vào ngày 19/9.

20/09/2015 14:18
Toàn cảnh phiên họp của Thượng viện Nhật Bản ngày 19/9. Ảnh TTXVN
Động thái này đánh dấu sự thay đổi lớn trong chính sách an ninh của Nhật Bản thời hậu chiến, cho phép binh sĩ nước này tham chiến ở nước ngoài lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II.

Với mục đích mở rộng vai trò của SDF ở nước ngoài nhằm tăng cường mối quan hệ đồng minh với Mỹ, luật an ninh mới cho phép Nhật Bản thực thi, một cách hạn chế, quyền phòng thủ tập thể hoặc hỗ trợ Mỹ và các nước đồng minh khác bị tấn công vũ trang, ngay cả khi Nhật Bản không bị tấn công. Đạo luật mới cũng cho phép SDF hỗ trợ hậu cần cho các quân đội nước ngoài trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế.

Phản ứng sự kiện này, TTXVN dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi: Luật mới đánh dấu một động thái chưa từng có của Nhật Bản trong các lĩnh vực an ninh và quân sự sau Chiến tranh Thế giới II. Theo đó, ông Hồng Lỗi kêu gọi Nhật Bản "chú ý tới những quan ngại về an ninh của các nước láng giềng", theo đuổi con đường phát triển hòa bình và hành động thận trọng trong lĩnh vực an ninh quân sự đồng thời nỗ lực giúp duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng ra tuyên bố kêu gọi Nhật Bản duy trì tinh thần của hiến pháp hòa bình ban hành sau Chiến tranh Thế giới II, đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực. Bộ trên nhấn mạnh lập trường của Seoul là trong trường hợp Nhật Bản thực thi quyền phòng vệ tập thể, "bất cứ vấn đề nào liên quan đến an ninh trên Bán đảo Triều Tiên và lợi ích quốc gia của Hàn Quốc phải có sự tham vấn và chấp thuận của Seoul".

Trong một diễn biến liên quan, Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ "hoan nghênh các nỗ lực không ngừng nghỉ của Nhật Bản nhằm tăng cường quan hệ đồng minh và đóng vai trò chủ động hơn trong các hoạt động an ninh khu vực và quốc tế". Lầu Năm Góc cũng ra tuyên bố tương tự.

Đồng thời, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cũng bày tỏ "chúc mừng Quốc hội Nhật Bản thông qua luật an ninh cho phép Tokyo đóng vai trò lớn hơn vào việc duy trì an ninh và hòa bình quốc tế".

Đức Bình (tổng hợp)