• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ

(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang dự thảo Nghị quyết Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 07/10/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

27/10/2022 16:27
Dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ  - Ảnh 1.

Phấn đấu đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 triệu đồng (tương đương 14.500 USD)

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW được xây dựng để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đã nêu tại Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị nhằm khai thác, phát huy hiệu quả, tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong vùng nói riêng và của vùng Đông Nam Bộ nói chung, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội cả nước.

Phát huy vai trò kiến tạo, điều phối của Chính phủ theo nguyên tắc phân công phân nhiệm rõ ràng, tập trung, dân chủ phối hợp chặt chẽ gắn với trách nhiệm của từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương trong vùng Đông Nam Bộ và đảm bảo tính khả thi. Đẩy mạnh việc phân cấp, phân quyền cho các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương trong vùng Đông Nam Bộ gắn với công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát nhằm phát huy mạnh mẽ tinh thần chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường của các địa phương trong Vùng.

Dự thảo Nghị quyết nêu rõ, phấn đấu một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt khoảng 380 triệu đồng (tương đương 14.500 USD); tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm 41,7% trong GRDP, khu vực công nghiệp và xây dựng 45,3% (riêng công nghiệp chế biến chế tạo 33%), khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2,3%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp 10,7%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP khoảng 30-35%; tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 70-75%; 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Đến năm 2030, tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt khoảng 40-45%; tỷ lệ thất nghiệp duy trì ở mức dưới 3%; đạt 32 giường bệnh và 11 bác sĩ trên 10.000 dân; tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt trên 95%...

7 nhóm nhiệm vụ trọng tâm

Để đạt được các chỉ tiêu nêu trên, dự thảo Nghị quyết  đề ra các nhiệm vụ trọng tâm sau: 

Thứ nhất, công tác quán triệt, tuyên truyền, tạo sự thống nhất, đồng thuận của xã hội trong xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Thứ hai, phát triển nhanh, bền vững tạo bước đột phá, lan tỏa trong phát triển kinh tế vùng, liên vùng. Đẩy mạnh cơ cấu lại kinh tế vùng theo hướng hiện đại, lấy khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là trọng tâm. Đi đầu trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, các ngành dịch vụ cao cấp, chất lượng cao.

Thứ ba, tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách và đẩy mạnh phát triển liên kết vùng. Tạo sự thống nhất cao ở tất cả các cấp, các ngành về yêu cầu cấp bách phải đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên vùng, tạo không gian kinh tế thống nhất, khắc phục các điểm nghẽn, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng.

Thứ tư, phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, đô thị. Chủ động, đẩy mạnh nghiên cứu phát triển công nghệ cao, công nghệ sạch, công nghệ số, sinh học, tự động hóa, vật liệu mới. Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học - công nghệ, nhất là các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành.

Đến năm 2026 hoàn thành đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh và mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Phấn đấu đến năm 2030: Hoàn thành đường vành đai 4 Thành phố Hồ Chí Minh; tập trung nguồn lực để đầu tư xây dựng các công trình giao thông theo quy hoạch đã được duyệt như Biên Hoà - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài…

Thứ năm, phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa - xã hội tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đầu tư thích đáng cho phát triển văn hóa, thể dục, thể thao, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội. Kết hợp phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, giảm nghèo bền vững, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện có hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách dân tộc, tôn giáo.

Thứ sáu, bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại. Tăng cường quốc phòng, an ninh, đối ngoại kết hợp với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh kinh tế trong tình hình mới. Thực hiện có hiệu quả Đề án bảo đảm quốc phòng giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân.

Thứ bảy, tập trung xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo này tại Cổng Thông tin điện tử của Bộ.

Lan Phương