• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Dùng chung điện thoại, sử dụng Bluezone thế nào?

(Chinhphu.vn) - Trường hợp công ty có smartphone sử dụng chung là một trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, các nhân viên vẫn hoàn toàn có thể sử dụng Bluezone một cách hiệu quả nếu công ty ghi chép lịch sử nhân viên nào cầm máy nào và trong thời gian nào.

02/07/2021 12:02

Công ty TNHH CODE ONE đề nghị cơ quan chức năng giải đáp vấn đề sau:

Theo quy định của Công ty, cán bộ, nhân viên không được mang điện thoại đến nơi làm trong toàn bộ thời gian hành chính, chỉ được sử dụng điện thoại của Công ty để liên hệ với khách hàng và được cầm điện thoại đó trong toàn bộ thời gian.

Điện thoại này thuộc sở hữu của Công ty, là smartphone và có thể cài đặt các ứng dụng thiết bị y tế. Tuy nhiên, việc khai báo trên ứng dụng gây phiền toái cho Công ty khi điện thoại này không phải do một người cố định cầm. Công ty hỏi, một lần cài ứng dụng Bluezone có thể dùng cho tất cả nhân sự trong Công ty được không?

Hiện nay có 3 loại ứng dụng: Ứng dụng VHD, ứng dụng Bluezone và ứng dụng Ncovi. Vậy nếu chỉ cài một ứng dụng có được không? Công ty kiến nghị nên có một ứng dụng hợp nhất 3 trong 1, để thuận lợi cho người dân.

Công ty cũng muốn biết, mã QR dùng để làm gì và có phải mỗi lần tải về ứng dụng (VHD/Bluezone/Ncovi) thì lại sinh ra một mã QR khác nhau và không giống với lần trước. Văn bản quy phạm pháp luật nào hiện nay quy định về mã QR?

Về vấn đề này, Cục Tin học hóa – Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời như sau:

Mục đích của ứng dụng Bluezone là để quản lý tiếp xúc gần giữa 2 thiết bị. Qua đó giúp truy vết nhanh. Ứng dụng Bluezone được thiết kế để bảo mật, an toàn, không thu thập vị trí của người dùng… để phù hợp với hầu hết người dân có smartphone.

Ứng dụng Bluezone khi cài đặt lên thiết bị di động sẽ cần khai báo số điện thoại  và sẽ gắn một định danh nhất định cho chủ số điện thoại đó. Định danh này sẽ chính là dữ liệu quan trọng nhất để cơ quan chức năng thực hiện việc truy vết, khoanh vùng tiếp xúc nếu chủ thuê bao trở thành F0 hoặc đã tiếp xúc với F0. Nếu định danh này không được gắn cố định với một cá nhân thì việc truy vết sẽ không có tác dụng.

Trường hợp của Công ty là một trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, các nhân viên vẫn hoàn toàn có thể sử dụng Bluezone một cách hiệu quả nếu Công ty ghi chép lịch sử nhân viên nào cầm máy nào và trong thời gian nào.

Hiện tại, các ứng dụng phòng chống dịch đang được triển khai tập trung vào 2 nhóm tính năng chính: Tính năng phát hiện tiếp xúc gần và tính năng khai báo y tế điện tử. Cụ thể:

- Ứng dụng Ncovi: Khai báo y tế tự nguyện;

- VHD: Khai báo y tế dành cho người nhập cảnh;

- Bluezone: Phát hiện tiếp xúc gần.

Tuy nhiên, số lượng người dùng Bluezone là khá lớn (38 triệu lượt cài đặt), nên để tạo điều kiện thuận lợi cho số đông người dùng, Bluezone đã bổ sung các tính năng của các ứng dụng kia.

Hiện tại việc sử dụng Bluezone có thể đáp ứng được hầu hết các tính năng khai báo y tế (trừ trường hợp nhập cảnh phải dùng VHD theo quy định bắt buộc của Bộ Y tế).

Ý nghĩa của mã QR trong phòng, chống dịch COVID-19

Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn sử dụng các ứng dụng khai báo y tế và phát hiện tiếp xúc gần phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (theo Quyết định số 2666/QĐ-BYT ngày 29/5/2021) yêu cầu người dân khi đến các địa điểm kinh doanh, làm việc, giải trí, nơi tập trung đông người phải xuất trình mã QR (trên thẻ BHYT/bản sao thẻ BHYT hoặc sinh ra bởi hệ thống phần mềm) qua máy quét/cho cán bộ kiểm soát quét; và yêu cầu nhân viên kiểm soát, người có trách nhiệm tại các địa điểm này phải thực hiện quét mã QR của người ra vào.

Việc đăng ký điểm kiểm soát mã QR để quản lý ra vào được thực hiện trên trang qr.tokhaiyte.vn.

Trên thực tế, hiện tại có 2 cách để kiểm soát mã QR của người ra vào, đó là:

- Người kiểm soát các địa điểm kiểm tra mã QR cá nhân người dùng: Hiện tại các ứng dụng đã được cập nhật và cho phép tạo mã QR cố  định (không thay đổi, để cho phép người dân không dùng điện thoại thông minh có thể in ra giấy và mang theo người). Với mã QR này được lưu trên ứng dụng, người dùng khi đến các điểm công cộng có thể khai báo y tế bằng cách xuất trình cho các nhân viên bảo vệ, hoặc chủ các địa điểm dùng ứng dụng (bất kỳ ứng dụng nào trong 3 ứng dụng Bluezone, VHD và Ncovi) hoặc máy quét chuyên dụng để quét mã QR thay vì phải thực hiện khai báo y tế lại từ đầu.

- In và dán mã QR tại các điểm ra vào cho người dùng quét: Mã QR sau khi được chủ các địa điểm, cơ sở công cộng tạo ra bằng cách đăng ký địa điểm của mình thành một điểm kiểm dịch trên hệ thống qr.tokhaiyte.vn, có thể treo/dán tại các điểm ra/vào của các cơ sở. Người dân khi đến các cơ sở này sẽ chỉ cần dùng tính năng quét QR Code của bất kỳ ứng dụng nào trong 3 ứng dụng Bluezone, VHD và Ncovi để quét mã QR của điểm kiểm dịch để ghi nhận việc đến địa điểm này cũng như thực hiện việc khai báo y tế.

Hai mã QR này đều có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác truy vết của cơ quan chức năng khi phát hiện ca F0.

Chinhphu.vn