Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nghiên cứu hoàn thiện phương pháp biên soạn số liệu GDP loại hình kinh tế tập thể.
(Chinhphu.vn) - Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam Shantanu Chakraborty cho biết, ADB rất lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam.
(Chinhphu.vn) - Theo ông Jonathan Pincus, chuyên gia Kinh tế trưởng của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam, mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 trên 6% của Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được.
(Chinhphu.vn) - Đánh giá về kết quả phát triển kinh tế-xã hội 9 tháng đầu năm 2023, TS. Võ Văn Lợi, Học viện Chính trị khu vực III cho rằng kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng với những gam màu sáng trong bức tranh kinh tế thế giới rất khó khăn.
(Chinhphu.vn) - Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN + 3 (AMRO) dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam đạt 6,5% và đạt mức 7% vào năm 2023. Trong khi đó, lạm phát ở mức 3,4% trong năm nay và năm 2023 là 3%.
(Chinhphu.vn) - Tăng trưởng GDP vượt mốc 5% và tăng dần qua các quý cho thấy nền kinh tế đang trên đà phục hồi và những nỗ lực của cả hệ thống chính trị để thúc đẩy phát triển kinh tế đã phát huy hiệu quả.
(Chinhphu.vn) – Điều tra biên soạn hệ số chi phí trung gian và lập bảng cân đối liên ngành (gọi tắt là điều tra IO) là một trong những cuộc điều tra quan trọng của ngành Thống kê có chu kỳ 5 năm, được quy định trong Chương trình điều tra thống kê quốc gia theo Quyết định số 43/2016/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện Tổng cục Thống kê đang tập trung lực lượng triển khai cuộc điều tra này, dự kiến sẽ kết thúc trong tháng 12/2021.
(Chinhphu.vn) - Tổng sản phẩm trong nước (GDP) là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng, luôn là một trong những chỉ tiêu “nóng”. Nhu cầu thông tin phục vụ quản lý, điều hành, hoạch định chính sách, đặc biệt là thông tin về GDP và GRDP luôn thường xuyên, liên tục và ở mức độ cao nhất. Vậy hiện nay, các chỉ tiêu này được biên soạn như thế nào? Vì sao cơ quan quản lý nhà nước về thống kê lại đề suất bổ sung quy trình biên soạn số liệu GDP và GRDP?
(Chinhphu.vn) - Xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê nhằm mục tiêu cung cấp thông tin thống kê chính xác, khách quan, kịp thời, phản ánh đúng, đầy đủ tình hình KT-XH của đất nước giai đoạn 2021-2030; giúp phân tích, hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô. Đồng thời, nhằm xây dựng cơ sở pháp lý để thu thập các chỉ tiêu thống kê quốc gia và bảo đảm yêu cầu so sánh quốc tế trong các lĩnh vực.
(Chinhphu.vn) – Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý II/2021 ước tính tăng 6,61% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,11%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 10,28%; khu vực dịch vụ tăng 4,30%.
(Chinhphu.vn) - “GDP Việt nam quý 1 đạt 4,5% , trong khi xuất khẩu tăng 19,2%, mặc dù không như kỳ vọng, vẫn là nền kinh tế thành công trong đại dịch”, bình luận của truyền thông quốc tế ngày 2/4 cho thấy nền kinh tế Việt Nam tiếp tục là điểm sáng, ít nhất là “ở cuối đường hầm” của đại dịch.
(Chinhphu.vn) - Bắt đầu từ ngày 1/3, Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) chính thức tiến hành Tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên phạm vi cả nước.
(Chinhphu.vn) – Mức tăng trưởng năm 2020 của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất thế giới. Điều này cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”.
(Chinhphu.vn) – Trong những năm trước đây, việc vênh nhau giữa số liệu GRDP (GDP địa phương) và GDP đã dẫn tới tình trạng ‘dở khóc, dở cười’, GDP địa phương tăng mạnh, cao hơn bình quân cả nước, không biết GDP ‘chạy đi đâu’?
(Chinhphu.vn) - Tạp chí chính trị uy tín Politico của Mỹ đánh giá Việt Nam ứng phó COVID-19 thành công nhất thế giới.
(Chinhphu.vn) - Trong hai ngày 30 - 31/10, Quốc hội đã thảo luận ở hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2020.
(Chinhphu.vn) – Theo Tổng cục Thống kê, kinh tế nước ta tiếp tục chuyển biến tích cực. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2019 ước tính tăng 7,31% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 6,82% của quý I và 6,73% của quý II năm nay. GDP 9 tháng năm 2019 ước tính tăng 6,98% - mức tăng cao nhất của 9 tháng trong 9 năm gần đây...
(Chinhphu.vn) - Sau khi Tổng cục Thống kê tiến hành đánh giá lại theo thông lệ quốc tế, quy mô Tổng sản phẩm trong nước giai đoạn 2010-2017 bình quân mỗi năm tăng 25,4%. Vậy vì sao phải đánh giá lại quy mô GDP? Những yếu tố nào khiến cho quy mô GDP giai đoạn 2010-2017 được bổ sung lớn như vậy? Số liệu này có ý nghĩa như thế nào trong thời điểm hiện nay?
(Chinhphu.vn) - Tổng cục Thống kê cho biết, cơ quan này đang tiến hành “đánh giá lại quy mô GDP”. Đây là nhiệm vụ thường xuyên và định kỳ của bất kỳ một cơ quan thống kê quốc gia nào trên thế giới. Đối với Việt Nam, việc đánh giá lại quy mô GDP lúc này là đúng thời điểm.
(Chinhphu.vn) – IMF đã cử một đoàn công tác sang Việt Nam để giúp rà soát phương pháp đánh giá lại quy mô GDP của Việt Nam.
(Chinhphu.vn) - Tổng cục Thống kê cho biết, trong quá trình đánh giá lại quy mô GDP, cơ quan này đã làm việc với Đoàn chuyên gia của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), tham vấn ý kiến của chuyên gia thống kê Liên Hợp Quốc để tiếp tục rà soát nguồn thông tin và xem xét đánh giá lại quy mô GDP.
(Chinhphu.vn) - Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,76% là rất tích cực so với tăng trưởng chung của thế giới và khu vực, tuy nhiên, chưa đạt mục tiêu kịch bản cao đã đề ra, chưa thể hiện sự bứt phá. Do đó, cần tập trung phát huy các dư địa của động lực hỗ trợ tăng trưởng trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương, từng dự án lớn, trọng điểm.
(Chinhphu.vn) - Hiệp định EVFTA sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU tăng thêm khoảng 20% vào năm 2020; 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với không có Hiệp định. Về mặt vĩ mô, EVFTA góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,18 - 3,25% (năm 2019 - 2023); 4,57 - 5,30% (năm 2024 - 2028) và 7,07 - 7,72% (năm 2029 - 2033).
(Chinhphu.vn) - Chiều nay, 27/12, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng cuối cùng của năm 2018. Phát biểu mở đầu phiên họp, Thủ tướng thông báo tin mừng về tốc độ tăng trưởng kinh tế kỷ lục trong nhiều năm qua.