• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Ghi nhận kiến nghị về đổi mới quản lý xuất khẩu lúa gạo

(Chinhphu.vn) – Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, ông Phạm Hoàng Lâm, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hưng Lâm (An Giang) kiến nghị về việc đổi mới phương pháp quản lý xuất khẩu lúa gạo Việt Nam thời kỳ mới.

24/11/2017 14:02

Theo ý kiến của ông Lâm, Nhà nước nên bỏ thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo, tham gia đấu thầu hợp đồng tập trung và yêu cầu đạt chuẩn đối với nhà máy của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Ngoài ra, ông Lâm kiến nghị chọn tạo bộ giống lúa làm thương hiệu xuất khẩu, xây dựng tiêu chuẩn gạo xuất khẩu, sử dụng logo thương hiệu gạo Việt Nam.

Về vấn đề này, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:

Trước hết, Bộ Công Thương ghi nhận và đánh giá cao ý kiến góp ý của ông về vấn đề liên quan đến quản lý xuất khẩu lúa gạo Việt Nam và sẽ nghiên cứu tiếp thu trong quá trình xây dựng, tổ chức thực thi các cơ chế chính sách liên quan. Đồng thời, Bộ Công Thương xin trao đổi về một số vấn đề liên quan như sau:

Về kiến nghị bỏ thủ tục đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo, tham gia đấu thầu hợp đồng tập trung và yêu cầu đạt chuẩn đối với nhà máy của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, Bộ Công Thương đã có quy định trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 109/2010/NĐ-CP ngày 1/11/2010 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo. Bộ Công Thương đã chỉ đạo Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu gạo tăng cường đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm gạo xuất khẩu, đáp ứng yêu cầu, quy định của thị trường, tránh ảnh hưởng bất lợi đến uy tín và thương hiệu gạo Việt Nam.

Về kiến nghị chọn tạo bộ giống lúa làm thương hiệu xuất khẩu, xây dựng tiêu chuẩn gạo xuất khẩu, sử dụng logo thương hiệu gạo Việt Nam, hiện nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang nỗ lực triển khai theo Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt kèm theo Quyết định số 706/QĐ-TTg ngày 21/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Công Thương đã và đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện các nội dung này.

Chinhphu.vn