Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
Ông Cửu được biết, Chính phủ đã cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên, chỉ còn gỗ nhập khẩu. Gỗ nhập khẩu khi làm thủ tục có kiểm soát của cơ quan Hải quan, chỉ cần thống nhất tờ hoá đơn là đã rõ nguồn gốc.
Còn nếu quy định như dự thảo Thông tư, muốn bán một món hàng về thờ cúng cũng phải xin xác nhận của kiểm lâm, thủ tục từ 1 đến 3 ngày. Điều này dễ nảy sinh tiêu cực.
Dự thảo còn bắt buộc ghi chép sổ sách, 3 tháng báo cáo 1 lần. Những người kinh doanh nhỏ như ông Cửu không có nhân lực để làm.
Ông Cửu đề nghị cơ quan soạn thảo xem xét lại dự thảo thông tư để tạo thuận lợi cho người dân làng nghề như ông.
Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời vấn đề này như sau:
Hiện nay, Tổng cục Lâm nghiệp đã tổ chức đánh giá, tổng kết thực hiện Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT, đang tham mưu xây dựng dự thảo Thông tư thay thế Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
Về quan điểm, dự thảo Thông tư phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, phù hợp với Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; đáp ứng yêu cầu thực tiễn và có tính khả thi cao; tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế, đồng thời bảo đảm để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và lâm sản, ngăn chặn hiệu quả các trường hợp lợi dụng để tiêu thụ lâm sản bất hợp pháp.
Tổng cục Lâm nghiệp ghi nhận ý kiến của ông Nguyễn Trường Cửu để nghiên cứu, xem xét trong quá trình xây dựng dự thảo Thông tư.
Chinhphu.vn