• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gia Lai: Hiệu quả đồng vốn nhân văn trên biên giới Chư Prông

(Chinhphu.vn) - Nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã giúp đồng bào các dân tộc huyện biên giới Chư Prông, tỉnh Gia Lai có thêm nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, trở thành "đòn bẩy" giúp người dân sản xuất, kinh doanh, góp phần giảm nghèo bền vững, từng bước làm giàu, bảo đảm an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

03/12/2024 09:02
Gia Lai: Hiệu quả đồng vốn nhân văn trên biên giới Chư Prông- Ảnh 1.

Cán bộ tín dụng xuống tận các xã để giải ngân vốn cho người vay.

Vốn nhân văn đến tận tay người thụ hưởng

Những ngày đầu tháng 12/2024, về huyện miền núi Chư Prông, chứng kiến những con đường bê tông mở rộng, phẳng lì; những vùng quê thanh bình với những thay đổi rõ rệt, thành quả đó bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn, hiệu quả của cấp ủy đảng, chính quyền cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, nỗ lực của người dân, doanh nghiệp, trong đó, phải kể đến những đóng góp thiết thực, hiệu quả của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên vùng biên giới Chư Prông.

Gia đình ông Rơ Lan Thét, người dân tộc Gia Rai trú tại làng Bạc 2, xã Ia Phìn và được biết, năm 2022, gia đình ông được vay vốn chương trình hộ cận nghèo với số tiền 50 triệu đồng để trồng 1.500 cây cà phê, 3 sào lúa, nuôi thêm 4 con bò, 70 cây sầu riêng đã cho thu hoạch. Hiện nay, tổng thu nhập của gia đình hằng năm đạt từ 250 triệu đồng trở lên.  "Từ một hộ nghèo, tôi được vay vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh tế gia đình dần ổn định, nuôi các con ăn học chu đáo", ông Rơ Lan Thét chia sẻ.

Gia Lai: Hiệu quả đồng vốn nhân văn trên biên giới Chư Prông- Ảnh 2.

Cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Chư Prông kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay.

Tương tự, gia đình hai vợ chồng trẻ Siu Nhã và anh Đoàn Công Toàn trú tại tổ 6, thị trấn Chư Prông cũng vượt khó nhờ nguồn vốn này. Theo chị Nhã, hai vợ chồng chị cưới nhau chưa được bao lâu, thu nhập chỉ phụ thuộc vào 1 ha cà phê già cỗi năng suất thấp và đi làm thuê. Do kinh tế khó khăn nên điều mong mỏi lớn nhất của hai vợ chồng là thoát nghèo. Năm 2022, gia đình chị đã tận dụng 80 triệu đồng từ nguồn vốn vay tín dụng chính sách (TDCS) để đầu tư phát triển sản xuất. Đến nay, sau 2 năm khoản vay đã được trả hết. Đầu năm 2024 này, hai vợ chồng tiếp tục vay thêm 80 triệu đồng để đầu tư vào 1 ha diện tích cà phê cũ, 400 trụ tiêu và trồng thêm 2 ha cà phê mới. "Bây giờ, kinh tế gia đình tôi đã ổn định. Hai vợ chồng cố gắng để vài năm tới sẽ có cuộc sống đủ đầy hơn", chị Siu Nhã tâm sự.

Còn chị Rơ Lan Siu H'Hằng ở làng Tu 1, xã Ia Ga cho biết, trước đây gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn vì không có vốn để đầu tư sản xuất. Sau khi được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, năm 2021, gia đình được vay 50 triệu đồng từ chương trình vay vốn giải quyết việc làm để đầu tư chăn nuôi lợn rừng lai, trồng cà phê và chăm sóc vườn bạch đàn. Nhờ đó, gia đình chị đã tạo ra nguồn thu nhập tăng thêm từ 40-50 triệu đồng/năm. 

Chủ tịch UBND xã Ia Vê Nguyễn Xuân Phùng cho biết, hằng năm, xã chỉ đạo công tác rà soát các hộ nghèo, cận nghèo, sau đó tổ chức đối thoại trực tiếp tại từng thôn, làng để nắm chắc nhu cầu của từng hộ, đồng thời giao cho các tổ chức đoàn thể xem xét tiếp cận vốn TDCS. Do đó công tác cho vay luôn kịp thời, đúng đối tượng, vốn đến tận tay người thụ hưởng. Ông lý giải thêm về nguyên nhân thoát nghèo, khấm khá lên của người dân: "Có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là đồng vốn ưu đãi của NHCSXH hỗ trợ kịp thời, cộng với việc mạnh dạn áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của người dân đã làm "đòn bẩy" mạnh mẽ để phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững".

Gia Lai: Hiệu quả đồng vốn nhân văn trên biên giới Chư Prông- Ảnh 3.

Đại diện Phòng giao dịch NHCSXH huyện Chư Prông (ngòai cùng bên trái) nhận Bằng khen của UBND tỉnh Gia Lai.

Cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc

Thăm một số mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo từ vốn TDCS, ông Phạm Thế Tuấn, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Chư Prông cho biết: Điểm nổi bật sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW, ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư ở Chư Prông là được sự đồng thuận và hưởng ứng tích cực của cả hệ thống chính trị, dòng vốn TDCS đã phát huy tác dụng, trở thành trợ lực quan trọng, trụ cột giảm nghèo, đồng hành với những người nông dân cần cù, có khát vọng vươn lên có vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, từng bước thoát nghèo, làm giàu từ đồng vốn nhân văn.

Trong giai đoạn 2014-2024, tổng nguồn vốn từ ngân sách huyện chuyển sang NHCSXH để cho vay là 28,437 tỷ đồng. Đặc biệt, cấp ủy, chính quyền luôn xác định rõ nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động TDCS. 

Ông Từ Ngọc Thông, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện Chư Prông cho biết: Hằng năm, UBND huyện chỉ đạo chính quyền các xã, thị trấn chủ động rà soát, tổng hợp danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn để cho vay các chương trình TDCS; tạo điều kiện cho người dân làm thủ tục, hồ sơ, giám sát đối tượng vay vốn, hướng dẫn hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả.

Kết quả sau 10 năm thực hiện Chỉ thị 40, tính đến ngày 30/11/2024, huyện Chư Prông đạt tổng dư nợ 641,904 tỷ đồng với 13.912 hộ dư nợ, tăng so với năm 2014 là 444,067 tỷ đồng, tỉ lệ tăng là 48,6%. Đi đôi với tăng trưởng tín dụng là chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao; tổng nợ quá hạn chiếm 0,05% tổng dư nợ, giảm 0,55% so với năm 2014.

Trong 10 năm qua, vốn TDCS đã giúp cho 8.357 hộ nghèo, 9.144 hộ cận nghèo, 3.031 hộ mới thoát nghèo có vốn để sản xuất, kinh doanh, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững; xây dựng và sửa chữa hơn 16.376 công trình nước sạch; giải quyết cho 3.325 lao động có việc làm ổn định; hỗ trợ xây dựng 2.441 căn nhà cho các hộ nhà ở tạm bợ, dột nát; 633 học sinh, sinh viên được vay vốn chi phí học tập tại các trường đại học, cao đẳng…

Gia Lai: Hiệu quả đồng vốn nhân văn trên biên giới Chư Prông- Ảnh 4.

Cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Chư Prông kiểm tra hiệu quả sử dụng vốn vay.

Nguồn vốn TDCS đã tác động tích cực, hiệu quả đến một bộ phận lớn người nghèo, hộ chính sách, vùng khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số mà trước đây họ không được tiếp cận do không có tài sản thế chấp. 

TDCS đã góp phần đáng kể thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi hoạt động "tín dụng đen", cải thiện đời sống của người dân, đóng góp tích cực phong trào xây dựng nông thôn mới, góp phần quan trọng ổn định và phát triển kinh tế-xã hội. Tỉ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm, bình quân mỗi năm giảm khoảng 3%, đến nay, tỉ lệ hộ nghèo chỉ còn 8,97%.

Theo Bí thư Huyện ủy Chư Prông Đinh Văn Dũng, Chỉ thị 40 là khâu đột phá trong chương trình giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới. Chính nhận thức và hành động tích cực của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, của nhân dân đã giúp nguồn vốn TDCS ở huyện không những tăng trưởng nhanh, mà hiệu ứng của đồng vốn vay cũng phát huy tích cực, hỗ trợ thiết thực hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, tô đậm thêm một chủ trương đầy tính nhân văn của Đảng.

Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phạm Thế Tuấn chia sẻ, hoạt động TDCS trên địa bàn luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện của cấp uỷ Đảng, chính quyền cùng hệ thống chính trị, giúp NHCSXH huyện hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch tín dụng hằng năm. Do đó trong nhiều năm qua, chất lượng tín dụng trên địa bàn huyện Chư Prông không ngừng được nâng cao.

Dấu ấn nổi bật nữa là đơn vị đã xây dựng được đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, có đạo đức nghề nghiệp và phong cách giao tiếp văn minh, lịch sự, luôn gần dân, sát dân, tận tụy thực hiện nhiệm vụ với phương châm "Thấu hiểu lòng dân, tận tâm phục vụ".

Có thể khẳng định, nguồn vốn nhân văn đã bắc nhịp cầu phát triển kinh tế-xã hội không chỉ cho người nghèo và các đối tượng chính sách mà hơn cả là vì sự phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội. Dòng vốn TDCS đã và đang chảy đều đặn, thấm sâu trong lòng đất, nảy mầm, sinh sôi trên vùng biên giới Chư Prông đang vươn mình đi tới.

Nguyễn Văn Chiến