• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giá xuất khẩu hạt tiêu năm 2022 tăng gần 19%

(Chinhphu.vn) - Theo ước tính của Bộ Công Thương, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam năm 2022 đạt 226.000 tấn, trị giá 963 triệu USD, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 2,7% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu của Việt Nam năm 2022 ước đạt 4.257 USD/tấn, tăng 18,5% so với năm 2021.

09/01/2023 19:24
Giá xuất khẩu hạt tiêu tăng gần 19% - Ảnh 1.

Xuất khẩu hạt tiêu tăng 2,7% về trị giá so với năm 2021 - Ảnh minh họa

Năm 2022, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu toàn cầu giảm do lạm phát tăng cao và chính sách "Zezo COVID" của Trung Quốc. Mặc dù vậy, giá hạt tiêu năm 2022 cao hơn so với năm 2021 dẫn đến trị giá nhập khẩu từ nhiều thị trường tăng.

Bộ Công Thương cho biết, trong 10 tháng đầu năm 2022, các thị trường Đức, Anh, Pháp nhập khẩu hạt tiêu từ Việt Nam tăng lần lượt 19,8%, 59,5% và 31,5%, đạt trên 53 triệu USD, 32,68 triệu USD và 23,34 triệu USD. Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng trị giá nhập khẩu của các thị trường Đức, Anh, Pháp ở mức cao, lần lượt là 45,52%, 54,14% và 40,39% trong 10 tháng năm 2022.

Dự báo trong ngắn hạn, nhập khẩu hạt tiêu của các thị trường Đức, Anh, Pháp sẽ duy trì ở mức thấp. Châu Âu đang đối mặt với khủng hoảng năng lượng khiến lạm phát tăng cao, kinh tế suy giảm. Về dài hạn, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu tại châu Âu sẽ tăng trở lại khi các vấn đề về năng lượng, lạm phát được giải quyết, điều này sẽ tác động tích cực lên ngành hạt tiêu Việt Nam. Các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA); Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA) sẽ giúp ngành tiêu Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh hơn so với các nước chưa có hiệp định. Để khai thác tốt thị trường tiềm năng lớn này, ngành tiêu Việt Nam cần xây dựng và phát triển các vùng sản xuất, tuân thủ các quy trình thực hành nông nghiệp tốt, tiêu chuẩn quốc tế;  tăng cường kiểm soát, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất hạt tiêu, nhằm tạo ra sản phẩm hạt tiêu đáp ứng yêu cầu của thị trường châu Âu.

Riêng về thị trường Trung Quốc, theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 10 tháng năm 2022, trị giá nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc từ Việt Nam đạt 11,6 triệu USD, giảm 20,2%. Mặc dù vậy, thị phần hạt tiêu của Việt Nam chiếm 32,11% trong tổng giá trị nhập khẩu của Trung Quốc trong 10 tháng năm 2022, cao hơn so với thị phần 31,76% cùng kỳ năm 2021. 

Dự báo năm 2023, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn trong bối cảnh giá thế giới chịu áp lực do nhu cầu tiêu thụ thấp. Nhu cầu hạt tiêu sẽ giảm mạnh vào quý I/2023 với mùa Đông rất khó khăn ở khu vực EU, do cuộc khủng hoảng năng lượng. Nhu cầu nhập khẩu hạt tiêu của Trung Quốc chưa thể bứt phá mạnh, mặc dù Trung Quốc đã nới lỏng chính sách "Zero Covid". Dự kiến phải đến đầu quý II/2023, sức mua của thị trường Trung Quốc mới có thể tăng trở lại.

Đỗ Hương