• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Giới hạn hành lang an toàn giao thông đường bộ

(Chinhphu.vn) – Tháng 6/2019, gia đình bà Trần Huyền Ngọc (Ninh Bình) xây bức tường rào phía đất nhà bà để ngăn cách với nhà hàng xóm. Đến ngày 19/6/2019, hàng xóm làm đơn tố cáo nhà bà Ngọc xây dựng vi phạm hành lang an toàn giao thông.

02/12/2019 08:20
Bà Ngọc muốn được biết, phạm vi hành lang an toàn giao thông đường liên xã là bao nhiêu? Trong phạm vi nào thì không được phép xây dựng? Phần tường rào nhà bà Ngọc đua bằng mép mái nhà bên cạnh, nếu kết luận nhà bà xây dựng trên hành lang an toàn giao thông thì phần quán trên không của gia đình bên cạnh có vi phạm xây dựng vào phần hành lang an toàn giao thông trên không không?

Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 3/9/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

Tại khoản 2 Điều 1 của Nghị định này quy định về giới hạn hành lang an toàn đường bộ như sau:

1. Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:

a) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;

b) 13 mét đối với đường cấp III;

c) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

d) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10380:2014, đường Giao thông nông thôn có 4 cấp: A, B, C và D. Trong đó đường liên xã (bà Trần Huyền Ngọc hỏi) theo quy định tại Bảng 4 TCVN 10380:2014 có cấp A hoặc B, cấp thấp hơn cấp V thì hành lang an toàn đường bộ sẽ áp dụng theo Điểm d Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP nêu trên là 4m.

Căn cứ quy định nêu trên, đề nghị bà Ngọc kiểm tra rà soát lại vị trí xây dựng công trình của mình và các công trình lân cận để xác định những công trình này có vi phạm hành lang an toàn giao thông hay không. Mặt khác đề nghị bà Ngọc nghiên cứu và cập nhật thêm một số quy định như:

- Khai thác sử dụng trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ: Công trình và các tài sản trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, thực hiện theo quy định tại Khoản 9 Điều 28 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 và Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 3/9/2013 của Chính phủ;

- Bồi thường thiệt hại do hạn chế khả năng sử dụng đất, thiệt hại tài sản gắn liền với đất thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP của Chính phủ và Điều 8 Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên Môi trường;

- Việc xây dựng tạm công trình trong đất hành lang an toàn đường bộ: chỉ được xây dựng tạm với quy mô và thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 của Chính Phủ; 

- Điều kiện cấp giấy phép tạm: thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 4/9/2012 và khoản 1 Điều 9 Thông tư 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng.

Chinhphu.vn