• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Gỡ vướng trong tiếp cận vốn tín dụng với khu vực kinh tế tập thể

(Chinhphu.vn) - Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức hội thảo "Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể".

23/04/2024 15:47


Gỡ vướng trong tiếp cận vốn tín dụng với khu vực kinh tế tập thể- Ảnh 1.

Lãnh đạo NHNN và Liên Minh HTX chủ trì Hội thảo - Ảnh: VGP

Có kết quả bước đầu nhưng còn nhiều hạn chế

Lãnh đạo Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (LHHTX) cho biết: Trong những năm qua, HTX tuy có bước phát triển cả số lượng và chất lượng, song kinh tế tập thể, HTX ở nước ta phát triển chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, đang có những tồn tại, bất cập, hạn chế cần được quan tâm, giải quyết, như: Tỷ lệ lớn hộ cá thể ở địa bàn nông thôn chưa tham gia HTX, tổ hợp tác; một bộ phận lớn HTX có quy mô nhỏ, vốn ít, năng lực quản trị hạn chế, liên kết thành viên còn thấp, chưa có uy tín và thương hiệu trên thị trường, năng lực quản trị của HTX còn yếu...

Đến cuối tháng 2/2024, tín dụng đối với HTX, LHHTX đạt 6.024 tỷ đồng, giảm 1,69% so với cuối năm 2023 cho khoảng 1.200 HTX, LHHTX, trong đó: Tín dụng đối với HTX trong lĩnh vực nông nghiệp đạt 2.000 tỷ đồng (cho vay NNNT toàn quốc đạt 3,28 triệu tỷ đồng); cho vay không có TSBĐ đối với HTX, LHHTX trong nông nghiệp đạt 153 tỷ đồng (Cho vay không có TSBĐ trong nông nghiệp nói chung đạt 647.000 tỷ đồng). Cho vay liên kết trong nông nghiệp đạt 10.012 tỷ đồng, tăng 3,76% so với 31/12/2023. Các HTX không phát sinh dư nợ vay theo mô hình liên kết.

Hội thảo đã chỉ rõ những nguyên nhân, khó khăn chủ yếu xuất phát từ điều kiện nội tại của các HTX chưa đáp ứng các điều kiện tín dụng, do đó cần phải có nhiều giải pháp hỗ trợ từ nhiều phía đối với HTX kể cả cơ chế, chính sách hỗ trợ, các quy định hướng dẫn để thực hiện Luật HTX có hiệu lực từ 1/7/2024, các nguồn lực hỗ trợ từ nhà nước như Quỹ phát triển HTX, các chính sách về công nghệ, phát triển thị trường trong, ngoài nước. Bên cạnh đó sự nỗ lực của bản thân từng HTX, của từng thành viên để tổ chức hoạt động, quản lý một loại hình kinh tế tập thể phù hợp, hiệu quả, đúng bản chất.

Về phía ngành ngân hàng, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực KTTT, HTX, thời gian tới NHNN sẽ chỉ đạo các TCTD tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, hướng vào các lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng; Tiếp tục đổi mới quy trình, thủ tục cho vay theo hướng đơn giản và phù hợp với đối tượng khách hàng là các HTX, nhưng vẫn phải bảo đảm đúng quy định của pháp luật và quản lý được chất lượng tín dụng; Nghiên cứu, triển khai các sản phẩm tín dụng phù hợp với đặc thù của KTTT, HTX, tăng cường kết nối để tháo gỡ khó khăn trong vay vốn.

Tiếp tục thực hiện Chương trình hành động của ngành Ngân hàng ban hành kèm theo Quyết định số 319/QĐ-NHNN về việc thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW của BCH TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/2/2023 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW.

Ngoài ra, NHNN sẽ tiếp tục hoàn thiện các cơ chế chính sách tín dụng tạo điều kiện thuận lợi cho vay nói chung và HTX nói riêng như: Khảo sát, đánh giá, tổng kết Nghị định số 55/2015/NĐ-CP về chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn để đề xuất sửa đổi bổ sung các quy định tạo thuận lợi tăng cường tiếp cận tín dụng của người dân doanh nghiệp, HTX...

Gỡ vướng trong tiếp cận vốn tín dụng với khu vực kinh tế tập thể- Ảnh 2.

Hội thảo "Giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng đối với khu vực kinh tế tập thể" - Ảnh: VGP/HT

Gỡ vướng cơ chế, tăng hiệu quả nội lực HTX

Bà Phạm Thị Thanh Tùng, Phó Vụ trưởng Vụ tín dụng các ngành kinh tế (NHNN) cho biết: Tín dụng đối với HTX, LHHTX thấp, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ nền kinh tế.

Tuy nhiên qua rà soát, NHNN thấy tín dụng HTX nhỏ nhưng thực chất tín dụng của ngành ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của HTX có thể cao hơn nhiều, dưới hình thức khoản vay của cá nhân thành viên HTX.

Theo thống kê của NHNN, dư nợ tín dụng đối với cá nhân, hộ gia đình, trong đó có các cá nhân thành viên HTX, đến cuối tháng 12/2023 đạt 6,4 triệu tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 46,7% tổng dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế; trong đó dư nợ cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất kinh doanh trong khu vực nông nghiệp, nông thôn là 2,24 triệu tỷ đồng.

Nguyên nhân tín dụng đối với HTX còn thấp đã được các cấp, các ngành chỉ ra và tại Nghị quyết số 20 của Ban Chấp hành TW Đảng đã chỉ rõ như: thiếu tài sản bảo đảm, thiếu minh bạch tài chính, hạn chế trong quản trị. Năng lực nội tại của hợp tác xã còn yếu, hiệu quả hoạt động chưa cao, phần lớn hợp tác xã, tổ hợp tác có quy mô nhỏ, vốn ít, phạm vi hoạt động hẹp, năng lực cạnh tranh, lợi ích mang lại cho thành viên thấp; tính liên kết trong nội bộ hợp tác xã còn rất yếu...

Hợp tác xã phát triển không đồng đều giữa các địa phương, vùng, miền, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp; các hoạt động liên doanh, liên kết giữa các hợp tác xã và giữa hợp tác xã với các tổ chức kinh tế khác chưa phổ biến. Ngoài ra, theo phản ánh của TCTD, vấn đề cơ chế quản lý, pháp lý và địa vị pháp lý của tổ chức kinh tế hợp tác cùng là khó khăn cho TCTD khi xác định trách nhiệm, nghĩa vụ nợ cho vay đối với loại hình kinh tế tập thể...

Về định hướng chính sách của ngành ngân hàng hỗ trợ phát triển HTX , đại diện NHNN cho biết, cơ quan này sẽ tiếp tục bám sát chủ trương tại Nghị quyết 20-NQ/TW của của BCH TW về việc "tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng đối với các dự án sản xuất kinh doanh có hiệu quả" NHNN sẽ tiếp tục chỉ đạo các TCTD tập trung: Cân đối vốn, tập trung tín dụng cho các tổ chức kinh tế hợp tác, HTX hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ...

Theo đại diện Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu một số giải pháp tháo gỡ vướng mắc trong tiếp cận vốn tín dụng.

Cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp liên kết với HTX. Doanh nghiệp được xác định là đầu tàu của liên kết, vì thế để thúc đẩy HTX tham gia liên kết cần khuyến khích doanh nghiệp đầu tư liên kết thông qua HTX. Nhà nước cần có quy định pháp lý rõ ràng hơn và có cơ chế chính sách ưu đãi cao hơn những chính sách hiện nay (như Nghị định số 57/2017/NĐ-CP về thu hút doanh nghiệp; Nghị định số 116/2018/NĐ-CP về tín dụng, Nghị định 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp,…) để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, đồng thời tham gia liên kết với HTX, trở thành thành viên của HTX. Tạo điều kiện hình thành những mô hình liên kết hiệu quả giữa doanh nghiệp - HTX - nông dân gắn với ứng dụng công nghệ cao.

Cần đẩy mạnh xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng sản phẩm sản xuất theo chuỗi, gắn với truy xuất nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) để tạo niềm tin tăng trưởng cho các tổ chức tín dụng cho vay vốn.

Theo đó, cần hỗ trợ HTX, nông dân về chi phí chứng nhận, hướng dẫn áp dụng thực hành quy trình kỹ thuật, hỗ trợ ứng dụng công nghệ IT, công nghệ blockchain để truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh hỗ trợ HTX liên kết xây dựng, khai thác thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm: chi phí đăng ký, chứng nhận; tem nhãn, bao bì sản phẩm. Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các HTX liên kết tham gia vào chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"; ưu tiên sản phẩm của HTX liên kết được tham gia hội chợ giới thiệu sản phẩm; hỗ trợ xây dựng trang web; hỗ trợ xây dựng cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm.

Triển khai thí điểm mô hình cho vay thế chấp bằng hợp đồng liên kết sản xuất và thu mua nông sản giữa Doanh nghiệp với HTX, nông dân (mô hình cho vay liên kết theo hợp đồng 03 bên giữa: Ngân hàng - Doanh nghiệp đầu chuỗi liên kết thu mua nông sản - HTX, nông dân). Dựa trên hợp đồng liên kết sản xuất- thu mua nông sản và xác nhận của doanh nghiệp đầu chuỗi, các tổ chức tín dụng sẽ thanh toán các khoản đầu tư trực tiếp đến các đơn vị cung ứng vật tư tham gia liên kết (giống, phân bón…); thanh toán trực tiếp tiền thu mua lúa của doanh nghiệp liên kết cho từng hộ nông dân. Mô hình giúp các doanh nghiệp đầu chuỗi giảm áp lực vay vốn tín dụng để đầu tư đầu vào sản xuất và thu mua nông sản. Xây dựng chính sách cho vay ưu đãi đối với doanh nghiệp, HTX khi đầu tư vào sản xuất sạch, hoặc đóng góp cho sự phát triển bền vững, về khía cạnh bảo vệ môi trường hay gia tăng trách nhiệm xã hội.

Dưới góc độ địa phương, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang kiến nghị: Cần hoàn thiện các quy định, chính sách pháp luật liên quan đến tiếp cận vốn của HTX, sớm cụ thể hóa Điều 23 của Luật Hợp tác xã năm 2023 về chính sách tiếp cận vốn, bảo hiểm cho các tổ chức kinh tế tập thể, chú trọng đối tượng là HTX để Luật sớm đi vào cuộc sống. Tạo điều kiện, phát huy vai trò của hệ thống Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Trung ương và các tỉnh.

Đối với Liên minh HTX Việt Nam, cần chỉ đạo Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã Trung ương tiếp tục hỗ trợ cho các Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã các tỉnh, thành phố về tập huấn nâng cao nghiệp vụ cán bộ Quỹ; phối hợp với UBND tỉnh kiểm tra, giám sát hoạt động của Quỹ hợp tác xã theo quy định tại Nghị định Nghị định số 45/2021/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn. Đề nghị Quỹ Trung ương hỗ trợ nguồn vốn cho Quỹ các tỉnh để tăng cường nguồn lực, tạo sức mạnh đồng bộ, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao...

Anh Minh