• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Góp ý Dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi: tiếp tục tạo ra một bước ngoặt về tự chủ

(Chinhphu.vn) - Chiều 9/7, Tiểu ban Giáo dục đại học (thuộc Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực) tổ chức phiên họp góp ý Dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi.

09/07/2025 20:30
Góp ý Dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi: tiếp tục tạo ra một bước ngoặt về tự chủ- Ảnh 1.

Phiên họp góp ý Dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi do Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực tổ chức chiều ngày 9/7 - Ảnh: VGP/Nguyễn Mạnh

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, Trưởng Tiểu ban, chủ trì phiên họp. Tham dự có Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa; đại diện các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các tiểu ban thuộc Hội đồng, cùng lãnh đạo nhiều cơ sở giáo dục và chuyên gia.

Một dự thảo mang tinh thần kiến tạo, cần cụ thể hóa thêm

Tại phiên họp, nhiều ý kiến thống nhất đánh giá Dự thảo lần này đã thể hiện tinh thần kiến tạo, tiếp tục tinh thần đổi mới thể chế, mở rộng quyền tự chủ và thúc đẩy phát triển giáo dục đại học.

TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến nhấn mạnh: “Dự thảo đã cụ thể hóa rõ ràng chủ trương đổi mới thể chế và xây dựng pháp luật theo hướng kiến tạo, phát triển. Nếu được ban hành đúng tinh thần này, Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) sẽ mở ra một không gian khoáng đạt cho sự phát triển của giáo dục đại học”. Ông đề nghị làm rõ hơn phạm vi điều chỉnh, trong đó bổ sung nội dung: “Tổ chức và hoạt động giáo dục đại học ở trình độ cao đẳng thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp”. 

Ông Tiến cũng đề xuất thêm các khái niệm quan trọng vào phần giải thích từ ngữ như: “trường đại học thành viên”, “trường đại học thuộc”, “giáo dục đại học số”, “giáo dục đại học mở”, “nhân lực chất lượng cao”. Đặc biệt, ông hoan nghênh việc đưa khái niệm “tự do học thuật” vào dự thảo và đề nghị cần quy định cụ thể để bảo đảm tính khả thi.

Về quản lý, ông cho rằng cần đưa vào Luật các quy định liên quan đến quản lý văn bằng, chương trình, giáo trình – những yếu tố then chốt đảm bảo chất lượng đào tạo. Đồng thời, ông kiến nghị loại bỏ một số quy định mang tính hành chính, quá chi tiết như yêu cầu về nhà, khoa, đăng ký hoạt động giáo dục... vốn không cần thiết ở cấp luật. 

Góp ý Dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi: tiếp tục tạo ra một bước ngoặt về tự chủ- Ảnh 2.

TSKH. Phạm Đỗ Nhật Tiến hoan nghênh việc đưa khái niệm “tự do học thuật” vào dự thảo - Ảnh: VGP/Nguyễn Mạnh

Đồng quan điểm, ông Hồ Xuân Năng - Chủ tịch Hội đồng ĐH Phenikaa cho rằng dự thảo đã bổ sung nhiều điểm sát với thực tiễn quản trị trường đại học. Tuy nhiên, ông đề nghị đưa mô hình đại học đổi mới sáng tạo vào “phạm vi điều chỉnh”, bởi lẽ đây là xu hướng tất yếu. 

“Cơ sở giáo dục gắn với đổi mới sáng tạo nên được xem là một doanh nghiệp khoa học công nghệ đặc biệt. Do đó, cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học phải theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với đặc thù phát triển của từng trường” – ông Năng nhấn mạnh.

Cần tạo đột phá thực sự, trao quyền đi trước cho đại học

Phân tích sâu hơn từ góc nhìn chính sách, ông Lê Huy Hoàng – Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục (Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương) cho rằng để cơ sở giáo dục đại học phát triển, cần hội đủ "3 lực": động lực – nguồn lực – năng lực. Trong đó, ông nhận định dự thảo hiện mới làm rõ được khía cạnh “nguồn lực”, còn “động lực” và “năng lực” chưa được đẩy tới tận cùng.

Ông đề xuất đưa một số nội dung thành chương riêng trong Luật như: ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong giáo dục đại học; giáo dục đại học tư thục không vì lợi nhuận; cơ chế sử dụng và phát huy vai trò của đội ngũ giáo sư, phó giáo sư. 

Góp ý Dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi: tiếp tục tạo ra một bước ngoặt về tự chủ- Ảnh 3.

GS Hoàng Văn Cường đề nghị Dự thảo cần tạo cơ chế để các trường đại học được đi trước, dẫn đầu trong tiếp cận tri thức - Ảnh: VGP/Nguyễn Mạnh

Nhấn mạnh tính cấp thiết phải có đột phá thực sự, GS Hoàng Văn Cường – Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước cho rằng: “Luật sửa đổi năm 2018 (Luật số 34) đã tạo ra thay đổi lớn về cơ chế tự chủ. Lần sửa đổi toàn diện này cần tiếp tục tạo ra một bước ngoặt về chất. Đột phá là gì, cần làm rõ”. 

Theo ông, điều quan trọng nhất là tạo cơ chế để các trường đại học được đi trước, dẫn đầu trong tiếp cận tri thức, triển khai công nghệ mới, đổi mới nội dung đào tạo. 

Để làm được điều đó, quyền tự quyết, tự chủ của các trường cần được ghi nhận mạnh mẽ hơn nữa, không chỉ trên giấy tờ mà trong cơ chế vận hành thực tế. 

Góp ý Dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi: tiếp tục tạo ra một bước ngoặt về tự chủ- Ảnh 4.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn ghi nhận các góp ý sâu sắc, thực tiễn từ các đại biểu - Ảnh: VGP/Nguyễn Mạnh

Kết luận phiên họp, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn ghi nhận các góp ý sâu sắc, thực tiễn từ các đại biểu. Ông khẳng định, nhờ tiến trình tự chủ, năng lực quản trị của các trường đã có chuyển biến rõ rệt. Dự thảo Luật sửa đổi lần này cần tiếp tục khơi thông nguồn lực từ cả nhà nước và xã hội, tạo không gian phát triển khoáng đạt cho các trường, đồng thời đặt ra áp lực đổi mới tích cực, hướng tới một hệ thống giáo dục đại học chất lượng, năng động và hội nhập. 

Thu Trang