• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Góp ý về chế tài xử lý vi phạm pháp luật của pháp nhân

(Chinhphu.vn) - Theo ý kiến của luật gia Nguyễn Quang Lộc, nếu tổ chức thực hiện tốt các văn bản pháp luật hiện hành thì không cần thiết phải bổ sung, hình sự hóa trách nhiệm hình sự của pháp nhân.

18/08/2015 07:30

Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) quy định trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân, nhưng loại trừ các pháp nhân là cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Thực tiễn xã hội thì đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội cũng tham gia các hoạt động kinh tế. Nếu pháp luật loại trừ các trường hợp này sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Do vậy, chỉ loại trừ các cơ quan Nhà nước chứ không thể loại trừ như nêu trong Dự thảo.

Hiện nay có hai quan điểm trái ngược về quy định TNHS của pháp nhân trong BLHS. Trong điểm 1 của Phụ lục I “Các vấn đề trọng tâm xin ý kiến Nhân dân về Dự thảo BLHS sửa đổi” cũng nêu rõ hai quan điểm đồng tình và không đồng tình. Đối với quan điểm đồng tình, phụ lục nêu ra 5 lý do và quan điểm không đồng tình thì chỉ nêu ra 3 lý do.

6 lý do không nên quy định TNHS của pháp nhân

Theo ý kiến người viết, không nên quy định TNHS của pháp nhân trong Bộ luật Hình sự ở thời điểm này vì 6 lý do sau:

Thứ nhất, về mặt lý luận, việc quy định TNHS của pháp nhân sẽ phá vỡ một số nguyên tắc bất di, bất dịch của pháp luật hình sự, ví dụ nguyên tắc trách nhiệm cá nhân, TNHS có phân biệt, nguyên tắc lỗi.

Thứ hai, TNHS của pháp nhân không loại trừ TNHS của cá nhân. Những người đứng đầu pháp nhân cũng phải chịu TNHS như pháp nhân. Lỗi của pháp nhân là lỗi của cá nhân, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hình sự trên cơ sở thực hiện sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân và vì lợi ích của pháp nhân.

Như vậy, việc giải quyết lỗi thế nào vì cùng hành vi, cùng lỗi thì pháp nhân và cá nhân cũng phải chịu TNHS, tức là cùng lỗi, cùng hành vi sẽ bị xử lý hai lần.

Thứ ba, Việt Nam là thành viên của Công ước Chống tham nhũng, chống rửa tiền, chống khủng bố, tài trợ khủng bố… Việt Nam có nghĩa vụ phải nội luật hóa các quy định của các công ước mà mình tham gia. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Việt Nam phải hình sự hóa, phải quy định TNHS của pháp nhân trong Bộ luật Hình sự. Việt Nam đã có chế tài xử phạt vi phạm hành chính, có quy định của pháp luật dân sự, kinh tế để buộc pháp nhân có hành vi vi phạm pháp luật phải có trách nhiệm nộp phạt hoặc bồi thường thiệt hại.

Như vậy, những vướng mắc trong việc xử lý đối với pháp nhân vi phạm pháp luật không phải là do thiếu cơ sở pháp lý, thiếu chế tài mà do việc tổ chức thi hành pháp luật chưa tốt.

Thứ tư, Việt Nam đã có chế tài xử lý vi phạm pháp luật của pháp nhân. Các chế tài này tương tự như những hình phạt đối với pháp nhân vi phạm pháp luật và cũng tương tự như những hình phạt đối với pháp nhân quy định tại Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Chúng ta không thể lấy lý do phải xử lý hình sự mới bảo đảm tính răn đe cao hơn.

Thứ năm, việc xử lý pháp nhân dù là hành chính hay hình sự thì cũng phải cân nhắc thận trọng đến quyền, lợi ích chính đáng của người lao động. Nếu tước giấy phép hoạt động hoặc chỉ tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh của pháp nhân thì người phải gánh chịu hậu quả đầu tiên là người lao động chứ không phải là pháp nhân. Chính vì vậy các quốc gia quy định TNHS của pháp nhân hầu như không áp dụng trên thực tế các hình phạt này.

Thứ sáu, quan điểm có hay không quy định TNHS của pháp nhân trong Bộ luật Hình sự (sửa đổi) cũng còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Đặc biệt một số cơ quan bảo vệ pháp luật cũng không đồng tình việc quy định TNHS của pháp nhân trong Bộ luật Hình sự. Dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự do Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì xây dựng cũng không đề cập tới vấn đề này.

Sự thiếu thống nhất quan điểm hiện nay cũng chính là sự chưa chín muồi của việc quy định TNHS của pháp nhân trong Bộ luật Hình sự. Nếu chúng ta tổ chức thực hiện tốt các văn bản pháp luật hiện hành thì không cần thiết phải bổ sung, hình sự hóa TNHS của pháp nhân.

Nên quy định miễn TNHS người chưa thành niên

Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã quy định rõ độ tuổi và các tội mà độ tuổi từ 14 đến 16 tuổi phải chịu TNHS. Việc khoanh lại một số tội mà lứa tuổi này phải chịu TNHS là phù hợp với chính sách xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.

Dự thảo quy định ba biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội là khiển trách, hòa giải tại cộng đồng và giám sát, giáo dục tại gia đình hoặc giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức. Đây là những biện pháp nhẹ hơn cả các biện pháp tư pháp và được áp dụng tương đối rộng với các tội phạm nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng do vô ý.

Các quy định này sẽ mở ra hướng xử lý nhân đạo và hạn chế đến mức thấp nhất việc xử lý bằng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc đến tính khả thi của quy định.

Dự thảo cũng đã bỏ quy định miễn TNHS đối với người chưa thành niên phạm tội và thay vào đó là các biện pháp xử lý thay thế xử lý hình sự. Quy định này thực chất nhằm quản lý chặt chẽ hơn đối với người chưa thành niên phạm tội nhưng lại làm nặng hơn TNHS của họ nếu như họ có vi phạm về nghĩa vụ của các biện pháp xử lý.

Rõ ràng đây là một quy định làm nặng hơn đối với người chưa thành niên phạm tội và đi ngược lại chủ trương nhân đạo hóa, tăng tính hướng thiện trong chính sách hình sự theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp nhất là đối tượng cần bảo vệ đặc biệt là người chưa thành niên.

Dự thảo quy định miễn TNHS đối với người đã thành niên nhưng lại không quy định chế định này với người chưa thành niên là bất hợp lý.

Nguyễn Quang Lộc

(Công ty Luật số 5 - Quốc gia)