Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) đã đề xuất những quy định mới nhằm phù hợp với xu thế chung của thế giới, với xu hướng nhân đạo, dân chủ, tiến bộ. Tuy nhiên, cần xem xét thận trọng những quy định này để phù hợp với bối cảnh của đất nước cũng như bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật và giữ gìn trật tự xã hội.
(Chinhphu.vn) - Xét trên phương diện lý luận cũng như thực tiễn, việc bổ sung hình thức lao động công ích sẽ là cơ sở vững chắc cho Tòa án áp dụng khi tiến hành xét xử, đồng thời hạn chế việc phạt tù giam đối với loại tội ít nghiêm trọng và là phương pháp có tính nhân văn trong chính sách hình sự của Nhà nước ta.
(Chinhphu.vn) – Tại dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), đề xuất của Bộ Tư pháp về việc thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng những tội danh cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế hiện nhận được 2 luồng ý kiến trái chiều.
(Chinhphu.vn) – Luật gia Nguyễn Quang Lộc góp ý một số vấn đề liên quan đến hình phạt tử hình trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
(Chinhphu.vn) – Bộ luật hình sự (BLHS) hiện hành quy định hình phạt Trục xuất vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung. Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đề xuất hình phạt này áp dụng theo 2 phương án: Phương án 1, giữ nguyên như BLHS hiện hành; phương án 2, chỉ là hình phạt bổ sung. Về vấn đề này hiện có hai loại ý kiế
(Chinhphu.vn) - Theo ý kiến của luật gia Nguyễn Quang Lộc, nếu tổ chức thực hiện tốt các văn bản pháp luật hiện hành thì không cần thiết phải bổ sung, hình sự hóa trách nhiệm hình sự của pháp nhân.
(Chinhphu.vn) – Tại Điều 35, Điều 36 dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ Tư pháp đề xuất bổ sung cơ chế chuyển đổi từ hình phạt tiền hoặc hình phạt cải tạo không giam giữ sang hình phạt tù có thời hạn. Hiện có 2 luồng ý kiến trái chiều đối với đề xuất này.
(Chinhphu.vn) – Luật sư Trần Hậu Thìn (Liên đoàn Luật sư Việt Nam) góp ý về quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân, việc chuyển đổi hình phạt tiền, quy định về tội phạm trong lĩnh vực kinh tế… trong Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).
(Chinhphu.vn) - Cùng với việc quy định trách nhiệm hình sự (TNHS) của cá nhân theo quan niệm truyền thống, Luật Hình sự có thể mở rộng phạm vi chủ thể của TNHS là tổ chức.
(Chinhphu.vn) – Nếu duy trì phạt tiền là hình phạt chính, khi áp dụng, nó sẽ tác động trực tiếp đến đời sống của những người không phải là người phạm tội. Đây là vấn đề nên được xem xét trong Dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi.
(Chinhphu.vn) - Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đưa ra phương án quy định các biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội đang là nội dung được quan tâm và còn nhiều quan điểm khác nhau.
(Chinhphu.vn) - Nội dung phân loại tội phạm tại Điều 9 Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) không thống nhất với quy định hình phạt trong nhiều tội danh ở phần các tội phạm cụ thể. Đây là vấn đề trong xây dựng quy phạm pháp luật cần phải xem xét.
(Chinhphu.vn) – Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đề xuất bổ sung quy định không áp dụng và không thi hành án tử hình đối với người bị kết án từ 75 tuổi trở lên (Khoản 2, điểm b Khoản 3 Điều 39). Bộ luật Hình sự hiện hành không quy định vấn đề này.
(Chinhphu.vn) - Nếu pháp luật chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đại diện của pháp nhân mà không truy cứu đối với pháp nhân, như vậy là bỏ lọt tội phạm và pháp nhân có điều kiện “lách luật” để thực hiện các hành vi trái pháp luật. Đây chính là “kẽ hở” lớn nhất để doanh nghiệp lợi dụng.
(Chinhphu.vn) - Với các tội phạm về kinh tế, hãy lấy “roi vọt” của thị trường thay cho hình phạt, lấy trừng phạt bằng kinh tế (phạt tiền) thay cho hình phạt tước bỏ tự do đối với các tội phạm về kinh tế. Đó là xu hướng của hình luật.
(Chinhphu.vn) – Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đề xuất bổ sung quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về các tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh; tội tham ô tài sản mà sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích
(Chinhphu.vn) – So với quy định hiện hành, Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) chỉ điều chỉnh về hình phạt đối với tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, còn dấu hiệu pháp lý vẫn giữ nguyên. Nếu quy định như vậy thì việc áp dụng thực tế để giải quyết các vụ án sẽ gặp một số khó khăn.
(Chinhphu.vn) – Việc quy đổi hình phạt tiền thành hình phạt tù có thể dẫn đến một thực tế đối tượng không thể chấp hành nộp phạt hoặc chấp nhận ngồi tù để “trừ nợ” vì thấy có lợi hơn cho mình. Điều này sẽ làm tăng việc áp dụng hình phạt tù nhưng lại khó bảo đảm được tính nghiêm minh, giáo dục của pháp luật.
(Chinhphu.vn) – Trong quá trình xây dựng Bộ luật Hình sự (sửa đổi) lần này, đã có nhiều ý kiến về việc có nên hay không nên bổ sung quy định "người bào chữa không phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác tội phạm do chính người mà mình bào chữa đã thực hiện hoặc đã tham gia thực hiện".
(Chinhphu.vn) – Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành quy định hình phạt tử hình đối với 22 tội danh. Dự thảo BLHS (sửa đổi) đề xuất bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội danh. Về vấn đề này, hiện có 2 loại ý kiến khác nhau.