• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hải Dương tập trung xây dựng các cơ sở dữ liệu

(Chinhphu.vn) - Tỉnh Hải Dương tập trung xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu nền tảng thống nhất từ tỉnh xuống huyện và xã như: Hệ thống một cửa điện tử; hệ thống dịch vụ công trực tuyến; quản lý văn bản và hồ sơ công việc; quản lý y tế, khám chữa bệnh, giáo dục, hộ tịch, đất đai, tài nguyên, môi trường,...

29/06/2016 08:53

Ông Nguyễn Cao Thắng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương - Ảnh VGP/Hoàng Diên

Ông Nguyễn Cao Thắng, Phó Giám đốc phụ trách Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương cho biết, thời gian qua, UBND tỉnh Hải Dương đã quan tâm và xem việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là nhiệm vụ trọng tâm, là công cụ cốt lõi để xây dựng Chính quyền điện tử.

Trong đó, phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc đã triển khai cho 37 sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố. 100% các đơn vị đưa vào khai thác sử dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng phần mềm vẫn dừng lại ở xử lý quy trình nội bộ mỗi cơ quan. Hiện tại, UBND tỉnh đã có kế hoạch và đang triển khai phần mềm đến cấp xã, phường, thị trấn; tỉnh cũng đã liên thông hệ thống quản lý văn bản điện tử với VPCP.

Có 12/12 huyện đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống thông tin một cửa điện tử. Trong đó, một số huyện đã và đang triển khai liên thông xuống cấp xã, phường như: UBND huyện Tứ Kỳ, Thị xã Chí Linh, thành phố Hải Dương. Nhìn chung, các đơn vị đều vận hành tốt hệ thống, mang lại hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành và phục vụ tốt nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.

Hiện nay, hầu hết các sở, ngành và các huyện, thị xã, thành phố đã có trang/cổng thông tin điện tử. Sở Thông tin và Truyền thông đang phối hợp với các xã, phường, thị trấn triển khai xây dựng trang thông tin điện tử cho các xã, phường, thị trấn được đặt tên miền thống nhất theo định dạng haiduong.gov.vn và theo công nghệ của Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

Bên cạnh kết quả đã đạt được, ông Thắng cũng chỉ ra những hạn chế trong xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Hải Dương như các ứng dụng CNTT chưa được xây dựng tập trung, còn nhỏ lẻ, manh mún, do vậy khả năng tương thích không có, khó khăn cho việc liên thông, tích hợp dữ liệu. Việc cài đặt sử dụng chung phần mềm quản lý văn bản mới được triển khai bước đầu, chưa đáp ứng được tính liên thông, các dịch vụ công trực tuyến mức độ cao, các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu chuyên ngành còn hạn chế...

Theo ông Thắng, trong thời gian tới, để đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong công tác cải cách hành chính, xây dựng thành công Chính quyền điện tử, tỉnh Hải Dương tập trung xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử trước, hình thành nền tảng kỹ thuật công nghệ, đảm bảo cho sự phát triển, mở rộng các ứng dụng CNTT. Trên cơ sở đó xây dựng, phát triển các ứng dụng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu bám sát, tuân thủ nền tảng công nghệ, Kiến trúc Chính quyền điện tử; đảm bảo tính đồng bộ, tập trung, thống nhất, kế thừa, dùng chung dữ liệu hiệu quả.

Bên cạnh đó, xây dựng Cổng dịch vụ hành chính công tỉnh Hải Dương, trong đó tích hợp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; đảm bảo đến năm 2020, 60% dịch vụ công được cung cấp trực tuyến ở mức độ 3, 10% dịch vụ công được cung cấp ở mức độ 4.

Đồng thời, tập trung xây dựng và hoàn thiện các cơ sở dữ liệu nền tảng thống nhất từ tỉnh xuống cấp huyện và cấp xã như: Hệ thống một cửa điện tử; hệ thống dịch vụ công trực tuyến; quản lý văn bản và hồ sơ công việc; quản lý y tế, khám chữa bệnh, giáo dục, hộ tịch, đất đai, tài nguyên, môi trường,...

Hoàng Diên