• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hai quyết định của Bộ NN&PTNT có trái với Luật?

(Chinhphu.vn) – Ông Trần Thái Hòa (TP.Hà Nội) đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét lại tính pháp lý của việc ban hành Quyết định số 03/QĐ-BNN-BVTV ngày 3/1/2017 và Quyết định số 278/QĐ-BNN-BVTV ngày 8/2/2017 về việc loại bỏ một số thuốc bảo vệ thực vật.

02/06/2017 10:02

Theo ý kiến của ông Hòa, thủ tục ban hành Quyết định số 03/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa Carbendazim, Benomyl và Thiophanate-methyl ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Quyết định số 278/QĐ-BNN-BVTV về việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật chứa hoạt chất 2.4D và Paraquat ra khỏi danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam là có sai sót so với những quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016.

Theo quy định tại Điều 4 của Luật thì quyết định của Bộ trưởng không thuộc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Trong khi việc ban hành Danh mục thuốc bảo vệ thực vật hàng năm (cho phép hay không cho phép sử dụng thuốc bảo vệ thực vật) lại là một thông tư (văn bản quy phạm pháp luật). Thực tế như trình bày ở trên thì quyết định của Bộ trưởng lại phủ định thông tư.

Như vậy, việc ban hành 2 Quyết định nêu trên là sai với những quy định có trong Khoản 1, Điều 12 và Khoản 2, Điều 14 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Đồng thời, ông Hòa thắc mắc, việc các loại thuốc bảo vệ thực vật có tên trong hai Quyết định trên là do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sử dụng từ nhiều năm trước thông qua các hoạt động: thẩm định hồ sơ đăng ký, tiến hành khảo nghiệm trên đồng ruộng, xét duyệt qua một Hội đồng tư vấn, thu phí và lệ phí theo quy định của Nhà nước, nhưng đến giờ Bộ lại quyết định cấm.

Vậy, 2 Quyết định trên có vi phạm Khoản 2, Điều 152 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật không?

Ngoài ra, việc cấm một số loại thuốc bảo vệ thực vật có trong 2 Quyết định không công bố công khai những lý do cụ thể, nhất là các lý do xác đáng về khoa học khiến các doanh nghiệp, các nhà khoa học và cả người sử dụng mất đi quyền có ý kiến phản biện của mình.    

Về các vấn đề ông Hòa kiến nghị, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời như sau:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 03/QĐ-BNN-BVTV, Quyết định số 278/QĐ-BNN-BVTV theo đúng thẩm quyền và quy định hiện hành.

Căn cứ thực hiện: Điều 49 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 và Điều 7 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT về quản lý thuốc bảo vệ thực vật quy định Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định bằng văn bản việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Các thuốc bảo vệ thực vật thuộc diện điều chỉnh của 2 Quyết định trên được sản xuất, nhập khẩu tối đa 1 năm, được buôn bán, sử dụng tối đa 2 năm kể từ ngày quyết định có hiệu lực. Do vậy, các thuốc bảo vệ thực vật trên vẫn tồn tại trong thông tư hiện hành.

Sau thời hạn trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành thông tư kèm theo Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam để chính thức loại bỏ các thuốc bảo vệ thực vật trên ra khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng theo quy định.

Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, do vậy, quy định tại Điều 49 của Luật về các thuốc bảo vệ thực vật bị loại khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam được thực hiện kể từ ngày Luật có hiệu lực và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 7 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT.

Quy trình loại thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục được thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 21/2015/TT-BNNPTNT, cụ thể:

Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp thông tin công bố bằng chứng khoa học của các tổ chức quốc tế, quy định của các nước có liên quan về các thuốc bảo vệ thực vật gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, vật nuôi, hệ sinh thái, môi trường và thành lập Hội đồng khoa học để xem xét, tư vấn việc loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật, báo cáo và đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục.

Trong quá trình thực hiện đã thông báo và công khai mời các hiệp hội thuốc bảo vệ thực vật trong và ngoài nước, Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật Việt Nam, Hiệp hội Ong, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam và một số chuyên gia về thuốc bảo vệ thực vật tham dự đóng góp ý kiến để Hội đồng tư vấn thuốc bảo vệ thực vật có căn cứ đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật khỏi Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.

Chinhphu.vn