• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hàng dệt may trong quá trình lưu thông có phải công bố hợp quy?

(Chinhphu.vn) – Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty TNHH Thương mại Trans Pacific Partners (TPP) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp thắc mắc liên quan đến việc công bố hợp quy mặt hàng dệt may theo quy định tại Thông tư số 21/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương.

04/04/2019 06:20
Từ ngày 1/1/2019, Công ty TNHH Thương mại Trans Pacific Partners (TPP) có nhập khẩu một số mặt hàng liên quan đến sản phẩm dệt may. Căn cứ Thông tư số 21/2017/TT-BCT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may, Công ty hỏi, các sản phẩm bàn, ghế đã được bọc vải, da tổng hợp từ nước ngoài khi nhập khẩu vào Việt Nam có phải làm thủ tục công bố hợp quy không?

Công ty tham khảo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì chỉ mặt hàng đồ nội thất thuộc Chương 94 - HS code 9404 như: Khung đệm; các mặt hàng thuộc bộ đồ giường và các loại tương tự (ví dụ: đệm, chăn quilt, chăn nhồi lông, nệm, đệm ghế loại dài và gối) có gắn lò xo hoặc nhồi hoặc lấp bên trong bằng vật liệu bất kỳ hoặc bằng cao su xốp hoặc plastic xốp, có hoặc không bọc mới phải làm thủ tục công bố hợp quy, không quy định cho các mặt hàng thuộc HS code 9403.

Tuy nhiên, theo hướng dẫn từ cơ quan giám định, khi Bộ Công Thương tiến hành hậu kiểm sản phẩm lưu hành trên thị trường, tất cả sản phẩm được sản xuất từ vật liệu dệt, da tổng hợp đều phải làm công bố hợp quy, không áp dụng theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này.

Công ty đề nghị Bộ Công Thương giải đáp thắc mắc nêu trên để Công ty được nhập khẩu, lưu thông hàng hóa theo đúng quy định.

Về vấn đề này, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:

Ngày 23/10/2017, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 21/2017/TT-BCT (Thông tư số 21) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may (QCVN 01:2017/BCT).

Danh mục sản phẩm dệt may thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư số 21 được quy định tại Phụ lục 1 kèm theo QCVN 01:2017/BCT.

Để xác định sản phẩm do Công ty nhập khẩu có phải thực hiện việc công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 21, Bộ Công Thương đề nghị Công ty chủ động rà soát, kiểm tra mã sản phẩm công ty đã thực hiện thủ tục nhập khẩu với cơ quan hải quan và được cơ quan này chấp thuận, đồng thời và đối chiếu mã sản phẩm với Danh mục sản phẩm đã được quy định tại Thông tư số 21.

Đối với trường hợp cụ thể của Công ty cho thấy sản phẩm do Công ty nhập khẩu được xác định có mã HS 9403 (sản phẩm thuộc mã HS 9403 không thuộc danh mục sản phẩm được quy định tại Thông tư 21) do vậy Công ty không bắt buộc phải thực hiện việc hợp quy theo quy định tại Thông tư 21.

Việc kiểm tra khi sản phẩm dệt may lưu thông trên thị trường

Tại 1.1.1. QCVN 01:2017/BCT quy định “Quy chuẩn này quy định về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường Việt Nam. Danh mục sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của Quy chuẩn này được quy định tại Phụ lục I kèm theo Quy chuẩn này”.

Tại 1.3.1 QCVN 01:2017/BCT quy định “Đưa ra thị trường Việt Nam: Là việc tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh sản phẩm dệt may thực hiện hành vi mua bán, trao đổi, tiếp thị với tổ chức, cá nhân khác”.

Khoản 7, Điều 3 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa quy định: “7. Lưu thông hàng hóa là hoạt động trưng bày, khuyến mại, vận chuyển và lưu giữ hàng hóa trong quá trình mua bán hàng hóa, trừ trường hợp vận chuyển hàng hóa của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa từ cửa khẩu về kho lưu giữ”.

Căn cứ các quy định nêu trên, cho thấy sản phẩm dệt may chịu sự điều chỉnh của QCVN 01:2017/BCT là các sản phẩm thuộc đối tượng phải kiểm tra chất lượng khi đưa ra thị trường Việt Nam, các sản phẩm dệt may trong quá trình lưu thông không thuộc đối tượng điều chỉnh của QCVN 01:2017/BCT, hay nói cách khác các sản phẩm này trong quá trình lưu thông không bắt buộc phải công bố hợp quy theo quy định tại Thông tư số 21.

Để nắm bắt được các quyền lợi mà Công ty được hưởng, từ đó tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí nhưng vẫn bảo đảm việc tuân thủ đúng quy định của pháp luật, Bộ Công Thương đề nghị Công ty nghiên cứu kỹ Thông tư số 21, QCVN 01:2017/BCT và các tài liệu có liên quan.

Trong quá trình thực hiện, mọi vướng mắc đề nghị liên hệ Bộ Công Thương (qua Vụ Khoa học và Công nghệ) để được hướng dẫn.

Chinhphu.vn