Tải ứng dụng:
BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ
(Chinhphu.vn) - Bộ Công Thương sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật theo chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền được giao; coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, mỗi ngày đều là cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường.
(Chinhphu.vn) - Sáng 26/6, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) mở cửa Phòng trưng bày với chủ đề "Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ".
(Chinhphu.vn) – Trong tháng cao điểm chống hàng giả, lực lượng quản lý thị trường TP. Đà Nẵng đã kiểm tra 147 vụ, xử lý 98 vụ vi phạm. Nhiều cơ sở kinh doanh đã nâng cao ý thức, chủ động tuân thủ pháp luật, loại bỏ hàng hóa không an toàn.
(Chinhphu.vn) - "Những gì là thực phẩm, thuốc chữa bệnh tuyệt đối không được để giả!" – lời chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội ngày 16/6/2025 không chỉ là sự nhấn mạnh về quản lý thị trường, mà còn là tuyên ngôn về giới hạn đạo đức của một quốc gia: Không được để xảy ra gian dối với sự sống và sức khỏe của con người.
(Chinhphu.vn) - Chiều 19/6, tại họp báo thường kỳ quý II của Bộ Công Thương, ông Hoàng Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước lý giải nguyên nhân hàng nghìn cửa hàng, hộ kinh doanh trên các tuyến phố, chợ truyền thống đóng cửa.
(Chinhphu.vn) - Phân tích cơ cấu vi phạm cho thấy, hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ chiếm tỉ lệ lớn nhất với 1.580 vụ, tương đương 52% tổng số vụ việc, kéo theo số tiền xử phạt vượt 16 tỷ đồng.
(Chinhphu.vn) - Trong những ngày cuối tháng 5 và đầu tháng 6, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) và công an tại khu vực miền Trung đã liên tiếp phát hiện và xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.
(Chinhphu.vn) - Mới đây, dưới sự giám sát của Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước, các tổ công tác thuộc Chi cục Quản lý thị trường thành phố Đà Nẵng đã tiến hành kiểm tra nhiều cửa hàng thời trang có dấu hiệu kinh doanh hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng tại các tuyến phố du lịch trung tâm Thành phố.
(Chinhphu.vn) - Các hành vi kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội sẽ bị kiểm tra, xử lý nghiêm minh.
(Chinhphu.vn) - Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị số 16/CT-BCT về việc tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
(Chinhphu.vn) - Ngày 16/2, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Bình tổ chức lễ trao thưởng đột xuất cho Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (PC03) vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
(Chinhphu.vn) - Trong thời gian tới, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số - Bộ Công Thương sẽ tập trung vào các giải pháp kiểm soát hàng giả, hàng nhái trong thương mại điện tử nhằm lành mạnh hóa môi trường thương mại điện tử, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại điện tử.
(Chinhphu.vn) - Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) vừa ban hành Kế hoạch số 10/KH-TCQLTT về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký ban hành Chỉ thị 32/CT-TTg ngày 25/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.
(Chinhphu.vn) - Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại là 100 triệu đồng đối với cá nhân và 200 triệu đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200 triệu đồng đối với cá nhân và 400 triệu đồng đối với tổ chức.
(Chinhphu.vn) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá, tình hình tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, gắn với sự thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, thậm chí là tiêu cực, tham nhũng, bao che, tiếp tay của một bộ phận cán bộ, công chức tha hóa, biến chất.
(Chinhphu.vn) – Đây là ý kiến của ông Trần Hữu Linh, Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường tại Hội nghị tổng kết công tác chống buôn lậu 2019 và nhiệm vụ 2020 của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì, chiều 2/1.
(Chinhphu.vn) - Kịp thời đình chỉ công tác cán bộ có dấu hiệu bảo kê, bao che, làm ngơ cho các hành vi vi phạm pháp luật, nếu phát hiện bao che, phải xử lý nghiêm, dù đó là ai. Nếu địa bàn nào, hàng hóa thẩm lậu xảy ra nhiều lần thì phải điều chuyển ngay người đứng đầu.
(Chinhphu.vn) - Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn chưa tạo được chuyển biến căn bản. Các vụ việc phát hiện, xử lý chủ yếu là các vụ việc nhỏ, hầu hết việc xử lý chỉ dừng lại ở người vận chuyển, mang vác thuê, bày bán…
(Chinhphu.vn) - Bộ trưởng Tô Lâm yêu cầu Công an TPHCM tập trung tấn công, bóc gỡ, triệt phá các ổ nhóm tội phạm hình sự nguy hiểm, các loại tội phạm, nhất là tội phạm cướp, cướp giật, tội phạm có tổ chức liên quan đến “tín dụng đen” theo chỉ đạo của Thủ tưởng Chính phủ; kiên quyết không để tội phạm lộng hành gây bức xúc trong dư luận.
(Chinhphu.vn) - Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định 34/2018/QĐ-TTg, Bộ Công Thương phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện kế hoạch chuyển giao nguyên trạng cơ quan quản lý thị trường ở địa phương. Việc chuyển giao sẽ thực hiện xong trước ngày 12/10/2018.
(Chinhphu.vn) - Bộ Công Thương thấy rằng có sự phức tạp trong mối liên hệ giữa Tập đoàn Khaisilk với các cửa hàng trực thuộc tập đoàn trong kinh doanh các sản phẩm sử dụng nhãn mác giả đó. Vì vậy, cần phải có lực lượng chức năng để làm rõ mức độ vi phạm hình sự của hoạt động kinh doanh này.
(Chinhphu.vn) - Theo kế hoạch, phiên xét xử diễn ra trong hai ngày, tuy nhiên có thể kéo dài nhiều ngày hơn tùy theo tình hình tại phiên tòa để làm rõ các vấn đề liên quan.
(Chinhphu.vn) - Liên quan đến vụ sản xuất phân bón giả của công ty Thuận Phong, TP. Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, 2 năm trôi qua kể từ khi Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vào cuộc và phát hiện vụ việc. Dư luận và báo chí đặt câu hỏi: Bao giờ vụ án Thuận Phong chấm dứt và ai chịu trách nhiệm khi uy tín nhà nước pháp quyền bị ảnh hưởng suy giảm từ một vụ việc cụ thể?