• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hàng trăm cây cầu “yếu” cần nâng cấp

(Chinhphu.vn) – Bộ GTVT đã có cuộc họp khẩn cấp để đưa ra giải pháp xử lý tình trạng liên tiếp các vụ tai nạn đường thủy nội địa xảy ra trong thời gian ngắn vừa qua.

25/03/2016 20:27

Cầu Cơn Độ (nối liền Thị xã Hồng Lĩnh đến huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) bị gãy hoàn toàn sau cú đâm trực diện của phà sắt chở cát.

Cầu không bảo đảm tĩnh không cho tàu thuyền

Ông Trần Văn Thọ, Phó Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa cho biết, hiện cả nước có 251/532 cầu có tĩnh không thông thuyền thấp hơn thông số kỹ thuật.

Cụ thể, ở khu vực phía Bắc có 70 cầu không bảo đảm kích thước khoang thông thuyền theo cấp kỹ thuật, một số cầu mố trụ nằm vào luồng chạy tàu, nhiều vị trí cầu có dòng chảy xoáy, xiên gây nguy hiểm cho phương tiện thông qua. Trong đó, 32 cầu phải có phương án bảo đảm giao thông hoặc dỡ bỏ, cải tạo, nâng cấp như cầu Đuống (sông Đuống), cầu Long Biên (sông Hồng), cầu đường sắt sông đào Hạ Lý, cầu đường sắt Ninh Bình (sông Đáy)…

Khu vực miền Trung do chịu ảnh hưởng lớn của lũ ống, lũ quét, mực nước các sông dâng lên cao rất nhanh, dòng chảy mạnh nhưng mực nước cũng hạ xuống nhanh (sau lũ vài ngày) có 64 cầu không bảo đảm tĩnh không thông thuyền trong đó có 12 cầu thuộc diện ưu tiên như: Cầu Hàm Rồng (sông Mã), Yên Xuân (sông Lam), cầu đường sắt Lèn (sông Lèn)…

Khu vực phía Nam do thuộc vùng đồng bằng địa hình thấp đều, chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Hiện có nhiều cầu bê tông cốt thép, cầu treo dân sinh được xây dựng trước kia có kích thước khoang thông thuyền hạn chế, địa hình khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thường không có bờ đê bao, các cầu bắc qua sông nối trực tiếp với đường dẫn nên tĩnh không cầu rất thấp, không bảo đảm an toàn giao thông đường thủy. Trong đó có 50/117 cầu được đưa vào phương án ưu tiên.

Trước tình hình trên, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã đặt câu hỏi với Cục Đường thủy nội địa về việc bảo đảm an toàn giao thông đường thủy với 251 cây cầu này như thế nào.

Trả lời chất vấn của Thứ trưởng, ông Trần Văn Thọ cho hay, Cục đã triển khai xây dựng lắp đặt cảnh báo từ xa cho các tàu và có lực lượng điều tiết, xây dựng một số hệ thống chống va cho các cầu hiện hữu trên đường thủy.

“Đối với những cầu có những phương tiện tải trọng lớn, tĩnh không không bảo đảm thì kiên quyết không cho lưu thông. Kinh phí bố trí phao tiêu, biển báo về cơ bản đáp ứng được, nhưng kinh phí điều tiết 34 vị trí thì không đủ. Do đó, Cục đề nghị Bộ hỗ trợ nguồn vốn ở 34 vị trí này từ nguồn vốn quỹ lũ lụt hằng năm", ông Trần Văn Thọ nói.

Điều tiết đường thủy là trọng tâm

Không đồng tình với những phương án của Cục Đường thủy nội địa, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cho rằng điều tiết với đường thủy vô cùng quan trọng, hệ thống hướng dẫn phao tiêu đối với chỗ dày đặc trụ thì phải có cảnh báo từ xa, tàu thuyền đi đúng luồng chứ chỉ có phao tiêu kích cỡ nhỏ, màu sơn mờ đi thì lái tàu không thể thấy được.

“Tai nạn giao thông đường thủy với cầu do va trôi lớn, có nhiều cầu như cầu Ghềnh, tĩnh không hạn chế trong khi phương tiện gia tăng nhanh. Nếu không kiểm soát thì các vụ tai nạn giao thông thời gian tới hoàn toàn có thể xảy ra. Cứ chờ làm cầu mới thì bao giờ mới có tiền để làm. Nếu không có giải pháp ngay thì chắc chắn tiếp tục sập cầu”, Thứ trưởng bức xúc.

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường yêu cầu, trước ngày 30/4, các đơn vị phải báo cáo thống kê về Bộ tất cả cầu nào có nguy cơ tàu va đâm, dẫn đến gãy sập cầu. Cục Đường thủy nội địa tiếp tục có văn bản tham mưu cho Bộ để đề nghị địa phương chấn chỉnh lại hoạt động quản lý nhà nước. Doanh nghiệp nào cố tình vi phạm sẽ xử phạt thu hồi giấy phép kinh doanh, thu hồi giấy phép điều khiển phương tiện.

Về giải pháp trước mắt, Cục Đường thủy nội địa kiểm tra tất cả vị trí nào có nguy cơ va đập sẽ phải có trạm điều tiết 2 đầu để điều tiết 24/24 giờ chống va xô; hoàn thiện hệ thống phao tiêu, biển báo bằng phao tiêu lớn hơn, sơn phản quang rõ nét để ban đêm tàu có thể biết để cảnh báo; có cảnh báo từ xa về tĩnh không thông thuyền, ngành đường thủy phải đưa ra phương án làm đèn xoay báo hiệu giống như hải đăng.

Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông phối hợp với Cục Đường thủy nội địa nghiên cứu, khảo sát đầu tư một số trụ va xô ở các vị trí cầu yếu.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tiếp tục có gói tín dụng (ngoài vốn ODA) để đầu tư cải tạo, nâng cấp cầu yếu, ưu tiên trước mắt là cầu đường sắt, cầu có trụ yếu và tĩnh không không bảo đảm.

Với các vụ tai nạn giao thông vừa qua, Thứ trưởng giao Cục Đường thủy nội địa kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các Cảng vụ, xử lý nghiêm tập thể và cá nhân để tàu va đâm cầu.

Vào ngày 6/3, trên sông Kinh Thầy thuộc địa bàn tỉnh Hải Dương, tàu Thành Luân mang số hiệu HP-3016 có trọng tải khoảng 3.000 tấn lưu thông theo hướng Hải Dương-Hải Phòng đã va đâm làm gãy dầm bê tông cốt thép dự ứng lực 24 m của cầu An Thái (nối thị trấn Phú Thái, huyện Kim Thành với thị trấn Kinh Môn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương).

Tiếp sau, sáng 12/3, tại xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh xảy ra vụ tai nạn đường thủy nghiêm trọng, làm cầu Cơn Ðộ (nối giữa phường Nam Hồng với xã Thuận Lộc, thị xã Hồng Lĩnh) bị đâm sập, chiếc xà lan bị khối bê tông của chiếc cầu nhấn chìm.

Đặc biệt, ngày 20/3 vừa qua, tàu kéo xà lan từ hạ nguồn lên thượng nguồn sông Đồng Nai đã đâm vào trụ cầu Ghềnh (tại Km 1699 860 thuộc khu gian Biên Hòa-Dĩ An) làm gãy trụ cầu và làm sập hai nhịp 2 và 3 của cầu.

Ngày 25/3, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa (Bộ GTVT) Hoàng Hồng Giang đã có quyết định đình chỉ hàng loạt Trưởng đại diện Cảng vụ Đường thủy nội địa Kinh Môn, Bình Dương và Long An cùng thanh tra Cảng vụ liên quan đến những vụ việc trên.


Phan Trang