• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hành trình tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ: Bổn phận thiêng liêng!

(Chinhphu.vn) - Việc xác định danh tính liệt sĩ không chỉ là vấn đề kỹ thuật, mà còn là bổn phận thiêng liêng, là trách nhiệm và tình cảm của toàn Đảng, toàn dân, cả hệ thống chính trị đối với những người đã anh dũng ngã xuống cho nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

25/07/2025 19:24
Hành trình tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ: Bổn phận thiêng liêng!- Ảnh 1.

Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an phát biểu tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

284.329 thông tin thân nhân liệt sĩ lấy mẫu ADN

Tại Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm Kế hoạch số 356/KH-BCA-C06 về việc triển khai thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính trên toàn quốc, Thượng tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an nhấn mạnh, đây là một nhiệm vụ cao cả, thể hiện đạo lý "Uống nước nhớ nguồn", là biểu hiện sinh động của sự tri ân sâu sắc mà Đảng, Nhà nước và nhân dân dành cho những người con ưu tú đã anh dũng hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc…

Kế hoạch số 356/KH-BCA-C06 có 3 nhóm nhiệm vụ (Nhóm đầu vào, Nhóm lõi, Nhóm đầu ra) với 40 nhiệm vụ chính. Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06) đã chủ trì phối hợp cùng các đơn vị khác của Bộ Công an (V01, V03, H01, H09, X04), Công an các đơn vị địa phương, Cục Người có công – Bộ Nội vụ và các đơn vị có liên quan thực hiện, hoàn thành 24 nhiệm vụ, thực hiện thường xuyên 13 nhiệm vụ và chưa thực hiện 3 nhiệm vụ.

Cụ thể, các nhiệm vụ chưa thực hiện được là: Triển khai kết nối với Bộ Nội vụ (Cục Người có công) để tiếp nhận dữ liệu thông tin ADN liệt sĩ và thân nhân đã được phân tích; Tổ chức Hội nghị Tổng kết; Thanh, quyết toán kiểm toán và báo cáo theo quy định.

Các nhiệm vụ chưa thực hiện được do các yếu tố khách quan như: Hệ thống Cơ sở dữ liệu Căn cước đã thực hiện kết nối đến hệ thống thông tin của đơn vị xét nghiệm, phân tích ADN tuy nhiên chưa thực hiện kết nối đến hệ thống của Bộ Nội vụ do Bộ Nội vụ chưa hoàn thiện hạ tầng, phần mềm để kết nối, chia sẻ dữ liệu ADN. Đối với 2 nhiệm vụ còn lại chưa thực hiện do thời gian thực hiện thay đổi theo tình hình xây dựng dự án triển khai Luật Căn cước.

Các nhiệm vụ thực hiện thường xuyên là: Công tác tuyên truyền, vận động công dân; Công tác rà soát, xác minh, nhập liệu thông tin; Công tác vận động, tiếp nhận các gói xét nghiệm được tài trợ bằng kinh phí xã hội hóa và thực hiện phân bổ, thu nhận mẫu ADN theo số lượng đã được tài trợ.

Về công tác lập danh sách thông tin các liệt sĩ chưa xác định được danh tính và thông tin thân nhân, C06 đã chỉ đạo Công an các đơn vị địa phương thu thập thông tin liệt sĩ và thân nhân, tính đến ngày 30/6, Công an các địa phương trên toàn quốc đã rà soát, xác minh và cập nhật dữ liệu vào cơ sở dữ liệu: Căn cứ 696.908 thông tin liệt sĩ được Cục Người có công – Bộ Nội vụ cung cấp, Công an các địa phương đã cập nhật 336.243 thông tin liệt sĩ chưa xác định được danh tính.

Cập nhật 284.329 thông tin thân nhân liệt sĩ lấy mẫu ADN đạt 42.3% so với tổng số cần thu thập thông tin (để xác định danh tính liệt sĩ bằng phương pháp ADN cần thu thập tối thiểu 2 mẫu của thân nhân: 336.243 x 2 = 672.486).

C06 đã phối hợp các đơn vị có liên quan triển khai thu nhận 57.273 mẫu cho mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ đẻ và thân nhân liệt sĩ trên địa bàn cả nước.

Tại các địa phương, C06 đã phối hợp với PC06 và công an các địa phương tổ chức hơn 500 buổi thu nhận lưu động đối với các thân nhân liệt sĩ già yếu, không di chuyển được và tổ chức thu mẫu tập trung tại các địa bàn của 63 địa phương.

Điển hình tỉnh Thanh Hóa vận động xã hội hóa để thu nhận cho 36.362 thân nhân và tỉnh Ninh Bình thu nhận cho gần 9.000 thân nhân liệt sĩ chưa xác định danh tính trên địa bàn tỉnh.

Đại tá Trần Hồng Phú, Phó Cục trưởng C06 cho biết quá trình triển khai thực hiện được cán bộ, chiến sĩ thể hiện sự ân cần, niềm nở với tinh thần phục vụ nhân dân được chính quyền địa phương, nhân dân ủng hộ, ghi nhận. Trong quá trình thu thập đã phối hợp với các đơn vị truyền thông trong và ngoài ngành thực hiện các phóng sự tuyên truyền Kế hoạch của Bộ Công an cũng như kết quả tại các địa phương để phát trên sóng truyền hình và các nền tảng, mạng xã hội…

Bộ Công an đã chỉ đạo Công an các đơn vị địa phương rà soát công dân trên địa bàn cư trú, phối hợp với UBND các cấp, ngành Nội vụ tại địa phương triển khai thu thập, khảo sát và số hóa thông tin vào Cơ sở dữ liệu.

Thông tin được liên kết, số hóa góp phần đảm bảo tính chính xác khi thực hiện thu nhận mẫu ADN cho đối tượng là thân nhân liệt sĩ. Ngoài ra, thông tin về liệt sĩ được thu thập còn là nguồn thông tin đặc biệt quan trọng để nâng cao công tác xác minh, đối sánh thông tin ADN hài cốt liệt sĩ và ADN thân nhân.

Chuẩn bị tốt nhất cho hành trình tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ

Tính đến ngày 20/7, C06 đã hoàn thành phân tích 11.138 mẫu ADN thân nhân liệt sĩ đồng thời cập nhật vào cơ sở dữ liệu Căn cước hơn 10.000 dữ liệu ADN của thân nhân các liệt sĩ.

Ngày 6/5, C06 đã chủ trì họp với Cục Chính sách, xã hội – Bộ Quốc phòng, Cục Người có công – Bộ Nội vụ và các đơn vị phòng xét nghiệm ADN hài cốt, thân nhân liệt sĩ.

Hành trình tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ: Bổn phận thiêng liêng!- Ảnh 7.

Thân nhân các liệt sĩ dự Hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm triển khai thu nhận mẫu ADN cho thân nhân của liệt sĩ chưa xác định được danh tính trên toàn quốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Kết quả, các phòng xét nghiệm đã phân tích được 5.493 kết quả ADN trên tổng số 17.726 mẫu hài cốt, thân nhân được bàn giao. Còn lại khoảng 12.233 mẫu hài cốt chưa được phân tích, xét nghiệm.

C06 đã tiếp nhận, tích hợp, lưu trữ 4.198 (4.134 mẫu 2024 và 64 mẫu nghĩa trang Đức Cơ – Gia Lai) dữ liệu ADN từ Cục Người có công – Bộ Nội vụ vào Cơ sở dữ liệu Căn cước.

Việc triển khai thu thập thông tin ADN thân nhân liệt sĩ là các đối tượng ưu tiên như mẹ đẻ của liệt sĩ, mẹ đẻ của mẹ đẻ liệt sĩ là bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ.

Thông tin ADN định dạng mtADN của mẹ đẻ có giá trị cao nhất trong thực hiện đối sánh ADN hài cốt liệt sĩ, nhiều mẹ đẻ của liệt sĩ chưa xác định được danh tính đã mất khi chưa được thu thập mẫu ADN, đây là mất mát to lớn trong hành trình đi tìm kiếm, xác minh thông tin hài cốt liệt sĩ.

Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại rất nhiều mẹ của các liệt sĩ đã cao tuổi, già yếu nên công tác thu thập mẫu ADN rất khó khăn.

Căn cứ thông tin 128 hài cốt liệt sĩ được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Cơ – Gia lại do Cục Chính sách – Bộ Quốc phòng cung cấp, C06 đã chỉ đạo và phối hợp với Công an địa phương rà soát thông tin liệt sĩ, thông tin thân nhân. Qua rà soát, làm sạch xác định cần thu mẫu ADN thân nhân 89 liệt sĩ.

C06 đã phối hợp với Công ty công nghệ sinh học Genstory thu được 149 mẫu thân nhân và hoàn thành phân tích mẫu ADN. Ngày 18/6, tiếp nhận dữ liệu phân tích ADN của 64 liệt sĩ được thu mẫu tại nghĩa trang Đức Cơ – Gia Lai từ Viện Pháp y quốc gia.

Qua đối sánh dữ liệu hài cốt liệt sĩ được Viện Pháp y quốc gia cung cấp với dữ liệu thân nhân liệt sĩ phát hiện 16 trường hợp ADN hài cốt liệt sĩ nghi trùng quan hệ dòng mẹ với ADN của 27 thân nhân liệt sĩ. C06 đã phối hợp với Cục Người có công – Bộ Nội vụ hoàn thành hồ sơ công nhận danh tính liệt sĩ đối với 16 anh hùng liệt sĩ trên.

Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long đánh giá đây là kết quả bước đầu triển khai ngân hàng Gen (ADN) của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính, với số lượng dữ liệu và tài liệu thu thập còn ít tuy nhiên cũng đã đạt được những thành quả nhất định, là động lực để Bộ Công an tiếp tục phối hợp với các đơn vị xây dựng và mở rộng ngân hàng Gen của thân nhân liệt sĩ chưa xác định được danh tính để bù đắp các mất mát to lớn đối với các gia đình liệt sĩ đã trải qua chiến tranh và trả lại danh tính cho các anh hùng, liệt sĩ.

Toàn bộ công việc này cần được thực hiện với tinh thần "lấy người dân làm trung tâm", lấy hiệu quả xác minh làm thước đo chất lượng.

Phải tăng cường ứng dụng công nghệ số, khai thác tối đa dữ liệu dân cư, kết hợp dữ liệu sinh học, kỹ thuật Gen, để phấn đấu đến năm 2027, cơ bản tạo lập và thu thập đầy đủ thông tin của tất cả liệt sĩ chưa xác định danh tính, thu thập và phân tích mẫu ADN cho thân nhân các liệt sĩ đủ điều kiện để tích hợp vào ngân hàng Gen.

Phương Liên