• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tây
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái

Hành vi nào bị coi là thông thầu?

(Chinhphu.vn) – Theo quy định một trong những hành vi thông thầu là thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu.

02/12/2019 10:02

Trong quá trình đánh giá E-HSDT gói thầu thi công xây dựng công trình qua mạng đấu thầu quốc gia, ông Trần Lịch (Bắc Kạn) gặp tình huống như sau:

Gói thầu có 4 nhà thầu tham dự (E-HSDT), phương pháp đánh giá E-HSDT là theo quy trình 2 (đánh giá đối với nhà thầu có giá dự thầu thấp nhất). Trong đó, nhà thầu A có giá thấp nhất, nhà thầu B có giá thứ 2. Nhà thầu A được đánh giá là không đạt về mặt kỹ thuật (bị loại); nhà thầu B đáp ứng các tiêu chí đánh giá theo yêu cầu của E-HSMT.

Tuy nhiên, nhà thầu B lại cho nhà thầu A thuê 1 thiết bị (máy xúc: Có đời máy, công suất, năm sản xuất, hãng sản xuất giống nhau) và thiết bị này cũng được nhà thầu B dùng làm năng lực để tham gia gói thầu nêu trên; nhân sự của nhà thầu A lại làm chỉ huy trưởng cho nhà thầu B (trên tài liệu xác nhận của BHXH mà nhà thầu B nộp cùng E-HSDT); thuyết minh biện pháp tổ chức thi công của 2 nhà thầu A và B giống hệt nhau (chỉ thay đổi tên công ty, câu từ và các đầu mục thuyết minh giống hệt nhau).

Ông Lịch hỏi, với tình huống trên 2 nhà thầu (A và B) cùng tham dự 1 gói thầu như vậy có bảo đảm tính cạnh tranh theo quy định không? Nhà thầu A và nhà thầu B có bị coi là thông thầu không? Chủ đầu tư và bên mời thầu cần giải quyết tình huống trên như thế nào để bảo đảm quy định? Nhà thầu B có được xem xét trúng thầu không?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Điểm b, Khoản 3, Điều 89 Luật Đấu thầu quy định một trong những hành vi thông thầu là thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu.

Đối với vấn đề của ông Lịch, trường hợp trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, tổ chuyên gia, bên mời thầu phát hiện hồ sơ dự thầu của các nhà thầu A, nhà thầu B có những nội dung hoàn toàn giống nhau thì bên mời thầu cần yêu cầu các nhà thầu này giải thích, làm rõ theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

Trường hợp các nhà thầu không thực hiện việc giải thích, làm rõ theo yêu cầu của bên mời thầu hoặc có thực hiện việc giải thích, làm rõ nhưng không hợp lý, không có tính thuyết phục thì được coi là có dấu hiệu thông thầu theo quy định nêu trên.

Trường hợp việc giải thích, làm rõ của nhà thầu là hợp lý, thuyết phục thì bên mời thầu cần tiếp tục xem xét, đánh giá hồ sơ dự thầu của nhà thầu theo nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu quy định tại Điều 15 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.

Trường hợp cần thiết, chủ đầu tư có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền, chức năng xác minh, làm rõ vấn đề này.

Chinhphu.vn